Tìm hiểu chung

Alzheimer là gì?

Alzheimer hay còn gọi là bệnh đãng trí, là bệnh thoái hóa não nguyên phát tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi, thường xảy ra ở độ tuổi trên 65. Đây là một căn bệnh quái ác gây ảnh hưởng đến cả bệnh nhân và người nhà khi người mắc phải sẽ có biểu hiện: mất trí nhớ với tình trạng tăng tiến dần, suy giảm năng lực tư duy nghiêm trọng gây trở ngại cho sinh hoạt hằng ngày và về lâu dài không thể hồi phục. Hiện nay người ta vẫn chưa thể giải thích được căn nguyên của bệnh lý này, Alzheimer không phải bệnh thần kinh và cũng không phải là bệnh về não thông thường.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của Alzheimer

Người bệnh khi mắc Alzheimer sẽ bị sa sút trí tuệ (suy giảm nhận thức, rối loạn hành vi tâm thần, mất chức năng sống) với rất nhiều dạng biểu hiện tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh lý. Theo hiệp hội Alzheimer Hoa Kỳ, dưới đây là 10 biểu hiện báo hiệu bệnh Alzheimer:

  • Mất trí nhớ gần;

  • Khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc;

  • Có các vấn đề về ngôn ngữ;

  • Rối loạn định hướng;

  • Giảm khả năng đánh giá, nhận xét;

  • Có các vấn đề về tư duy;

  • Quên chỗ để đồ vật;

  • Thay đổi khí sắc;

  • Thay đổi cá tính;

  • Mất tính chủ động.

Diễn tiến của bệnh:

Giai đoạn sớm:

  • Biểu hiện nổi bật nhất là suy giảm trí nhớ (mất trí nhớ gần);

  • Khí sắc và hành vi thay đổi nhẹ;

  • Giảm khả năng đánh giá.

Giai đoạn giữa:

  • Mất ý thức về các sự kiện xung quanh mình cũng như về bản thân (thường chỉ nhớ tên);

  • Tính tình và hành vi thay đổi như đa nghi hay ảo tưởng;

  • Không còn khả năng học hay tiếp nhận thông tin mới;

  • Lang thang mất định hướng dẫn đến đi lạc và dễ kích động;

  • Cần được người nhà giúp đỡ trong các hoạt động sinh hoạt như đi vệ sinh, mặc đồ…

Giai đoạn nặng:

  • Rối loạn vận động, tiêu tiểu;

  • Mất khả năng tự lo liệu cho bản thân;

  • Không thể cử động, bệnh nhân phải nằm;

  • Hầu hết bệnh nhân tử vong do biến chứng nội khoa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các vấn đề sau đây:

  • Giảm trí nhớ từ từ và kéo dài với cấp độ tăng dần được người nhà hoặc bệnh nhân ghi nhận.

  • Giảm trí nhớ độc lập hoặc kèm với giảm các chức năng nhận thức khác trong quá trình phát triển bệnh lý.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến Alzheimer

Bệnh Alzheimer có liên quan đến sự tổn thương không ngừng của các tế bào não khiến chúng suy yếu và chết đi, ảnh hưởng đến hoạt động ghi nhớ của não bộ. Tuy nhiên nguyên nhân chính gây nên tình trạng bệnh lý này cho đến nay vẫn còn chưa có lời giải đáp rõ ràng.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

Nguy cơ lớn nhất của bệnh Alzheimer là sự gia tăng tuổi tác với 50% số người già mắc Alzheimer trên toàn quốc.

Nguy cơ di truyền. Các nghiên cứu cho thấy rằng người có bố mẹ hoặc các anh chị em trong gia đình mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Càng nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh thì xác suất này càng cao.

Phụ nữ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.

Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • Dường như có mối quan hệ giữa chấn thương đầu nặng và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

  • Hút thuốc lá và uống rượu bia quá độ.

  • Người bị cao huyết áp và bị cholesterol trong máu.

  • Người mắc hội chứng Down. Kể cả người mẹ sinh con bị Down cũng rất dễ mắc phải Alzheimer.

  • Người thường ít vận dụng não bộ.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Alzheimer

Xét nghiệm:

  • Người có các biểu hiện trên có thể dùng các test như tầm soát để phát hiện suy giảm, hay đánh giá thay đổi chức năng thần kinh nhận thức, các test thường dùng như MMSE, Mini-Cog và MoCA.

  • Các test đánh giá hoạt động sống hằng ngày như đánh giá hoạt động sống cơ bản (ADL- Activity of Daily Living) và nâng cao (IADL- Instrumental Activity of Daily Living).

  • Đánh giá hành vi tâm thần: hơn 80% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần.

  • Đánh giá trầm cảm người già GDS (Geriatric Depression Scale) để tầm soát khả năng bệnh nhân bị trầm cảm.

Chẩn đoán:

Các bước chẩn đoán bao gồm 3 bước:

  • Đánh giá tâm trạng và tình trạng tâm thần.

  • Khám lâm sàng và xét nghiệm.

  • Khám thần kinh.

Phương pháp điều trị Alzheimer hiệu quả

Cuộc sống của gia đình có người mắc bệnh Alzheimer sẽ hoàn toàn thay đổi, không chỉ bệnh nhân mà cả người nhà cũng cần tích cực tham gia điều trị. Tuy hiện nay vẫn chưa có cách trị dứt điểm, nhưng nếu điều trị dần dần và lâu dài sẽ làm giảm bớt các triệu chứng gây đau đớn cho cả bệnh nhân và người thân.

Điều trị suy giảm chức năng nhận thức:

Điều trị bằng thuốc và các điều trị hỗ trợ.

  • Chất ức chế Cholinesterase: Chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ và học hỏi. Ba loại chất ức chế cholinesterase thường được kê trong đơn thuốc: Donepezil (Aricept)- điều trị trong tất cả các giai đoạn của bệnh Alzheimer; Rivastigmine (Exelon)- điều trị bệnh Alzheimer trong giai đoạn nhẹ và vừa; Galantamine (Razadyne)- để điều trị bệnh Alzheimer trong giai đoạn nhẹ và vừa.

  • Memantine (Namenda) điều hòa hoạt động của glutamate – chất chuyển dẫn truyền thần kinh khác liên quan đến quá trình ghi nhớ và học hỏi, dùng cho bệnh Alzheimer trong giai đoạn vừa và nặng.

Điều chỉnh rối loạn hành vi:

Không sử dụng thuốc và sử dụng thuốc (hạn chế dùng thuốc). Nên áp dụng không dùng thuốc trước.

  • Không dùng thuốc để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và thay đổi môi trường chăm sóc để loại bỏ trở ngại. Định hướng điều trị phù hợp không làm người bệnh phản ứng tiêu cực với sự thay đổi của môi trường như việc: có người chăm sóc lạ, nhập viện.

  • Đơn thuốc được kê cho người bệnh phải được sử dụng cẩn trọng dưới sự giám sát của bác sĩ và người nhà.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Alzheimer

Chế độ sinh hoạt:

  • Người bệnh nên tìm đến một bác sĩ mà mình cảm thấy thoải mái nhất để trình bày lo lắng về biểu hiện bệnh và được giám sát quá trình chẩn đoán hay đưa ra phương pháp điều trị. Các bác sĩ cũng sẽ giúp chuyển người bệnh đến các chuyên gia như chuyên khoa thần kinh, bác sĩ tâm thần hay nhà tâm lý.

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị để bệnh tiến triển tốt hơn.

  • Tái khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.

  • Nhờ người thân hỗ trợ.

  • Đơn giản hóa cuộc sống và thói quen sinh hoạt.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, giao tiếp với nhiều người.

  • Không nên nghĩ tiêu cực hoặc lo lắng quá độ về bệnh.

  • Người nhà bệnh nhân cần khích lệ và tạo niềm vui cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bệnh nhân cần uống đủ nước.

  • Hạn chế ăn quá mặn, ưu tiên ăn trái cây rau củ để ổn định huyết áp. Nếu cần nên bổ sung kali.

  • Tăng cường ăn thức ăn kháng oxy hóa như coenzym Q10 hay axit lipoic.

  • Tăng cường magie giảm stress cho hoạt động thần kinh, giảm chất dẫn truyền kích động.

  • Hạn chế chất nhôm (Al) có nguy cơ gây bệnh Alzheimer có dùng trong kem đánh răng.

  • Củng cố sự tổng hợp Acetylcholin cần thiết cho trí nhớ. Để sản xuất acetylcholin, cần cholin (cung cấp dưới dạng lecithin đậu nành, lòng đỏ trứng hay phosphatidylcholine), vitamin B9, B12 và magnesium.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Luyện tập thể chất, giữ mức sống lành mạnh.

  • Thường xuyên vận động trí óc như chơi cờ, đọc sách báo,…

  • Tránh áp lực, ảnh hưởng rối loạn và giảm trí nhớ.

  • Có chế độ ăn hợp lý, kiêng dầu mỡ quá nhiều.

  • Không hút thuốc lá, các chất có nicotin.

  • Bổ sung Vitamin E tốt cho tim mạch.

Sử dụng nhóm thuốc NSAIDs, là nhóm thuốc kháng viêm và giảm đau thường được bác sĩ kê đơn giảm đau cho người bệnh: đau đầu, đau lưng cho đến đau xương khớp. Theo nghiên cứu do các chuyên gia ở ĐH Y khoa Harvard, Mỹ thực hiện thì nhóm mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nếu dùng nhóm thuốc này có khả năng giảm được tới 50% rủi ro mắc bệnh Alzheimer.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *