Tìm hiểu chung
Bệnh Crohn là bệnh gì?
Bệnh Crohn hay còn gọi là bệnh viêm ruột từng vùng, là dạng bệnh về đường ruột, nó chủ yếu gây loét thành trong của ruột non và ruột già, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào ở hệ tiêu hóa từ miệng đến hậu môn. Bệnh gây nhiều triệu chứng như đau quặn bụng, tiêu ra máu, sụt cân,… cùng với nhiều biến biến chứng nguy hiểm. Đây là một bệnh mãn tính ở đường ruột và hiện vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn
Các triệu chứng bao gồm:
-
Đau bụng, đau quặn từng cơn;
-
Tiêu chảy, tiêu ra máu;
-
Không có cảm giác thèm ăn, giảm cân;
-
Đau bụng và đau thắt ở vùng dạ dày.
Ngoài ra còn có các biểu hiên như:
-
Sốt, mệt mỏi;
-
Rối loạn kinh nguyệt;
-
Đổ mồ hôi vào ban đêm;
-
Viêm khớp, viêm gan, viêm ống dẫn mật;
-
Thiếu máu.
Một số bệnh nhân có triệu chứng nặng, một số khác, triệu chứng lại ít nghiêm trọng hơn.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Crohn
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh Crohn có thể mang lại một số biến chứng nguy hiểm sau:
-
Áp-xe.
-
Tắc ruột do bề dày thành ruột tăng lên khiến tiêu hóa không ổn định.
-
Loét, đặc biệt là nứt, loét hậu môn do viêm loét có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiêu hóa từ miệng đến hậu môn.
-
Xuất huyết.
-
Ung thư biểu mô.
-
Kém hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng do hệ đường ruột hay đau nhói, không cảm thấy thèm ăn và thường xuyên bị tiêu chảy.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bạn có các dấu hiệu sau đây, hãy đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất:
-
Đau bụng.
-
Có máu trong phân.
-
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
-
Tiêu chảy trong 3 ngày mà không tự khỏi.
Đây là căn bệnh rất khó chẩn đoán vì đoạn hồi tràng bị tổn thương nằm ở vùng hố chậu phải, triệu chứng gần giống với viêm ruột thừa cấp, lao manh tràng, lao ruột, viêm buồng trứng, vòi trứng, vỡ chửa ngoài dạ con… Do đó người bệnh cần đến viện khám ngay và có hướng điều trị đúng đắn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn
Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn. Các nhà khoa học cho rằng các yếu tố dẫn đến bệnh bao gồm:
-
Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cho rằng nguy cơ mắc bệnh cao nếu như người thân trong gia đình cũng mắc căn bệnh này.
-
Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và kém vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho bệnh Crohn thuận lợi phát triển.
-
Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công đường ruột.
Nguy cơ mắc phải
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn
Nhiều yếu tố rủi ro khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
-
Hút thuốc lá.
-
Nghiện rượu bia.
-
Có người thân trong gia đình bị bệnh Crohn.
-
Tuổi tác cũng có thể là yếu tố nguy cơ, các bệnh nhân Crohn thường ở độ tuổi từ 20 – 30 tuổi.
-
Sống ở vùng bị ô nhiễm nguồn nước.
-
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Crohn
Bệnh Crohn có thể cùng triệu chứng với một số căn bệnh khác như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm túi thừa và ung thư ruột kết. Vì thế, khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ loại trừ khả năng xảy ra các căn bệnh trên mới có thể kết luận bệnh Crohn.
Khi nghi ngờ mắc bệnh Crohn, bệnh nhân sẽ được yêu cầu để mô tả các triệu chứng và các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh như:
-
Xét nghiệm máu: Để biết trong máu có đủ lượng hồng cầu cung cấp oxy đến tế bào hay không và kiểm tra xem có bị nhiễm trùng không.
-
Nội soi: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quan sát toàn bộ ổ bụng với khu vực đại tràng, từ đó có thể phát hiện tình trạng viêm loét trong dạ dày.
-
Chụp X-quang: Xét nghiệm này để hỗ trợ nội soi khi nội soi không thể soi đến được một phần của ruột non. Chụp X-quang giúp xác định vị trí khu vực bị thu hẹp hoặc bị viêm ở ruột non.
-
Xét nghiệm phân: Có thể sẽ được thực hiện để tìm máu trong phân người bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh Crohn hiệu quả
Hiện nay chưa có phương pháp đặc trị nào có thể điều trị hoàn hoàn bệnh Crohn mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng, kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa biến chứng. Các biện pháp bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Điều trị bằng thuốc:
-
Thuốc chống viêm: Là bước ban đầu trong điều trị bệnh. Thuốc có khả năng giảm viêm và giảm các triệu chứng cho bệnh Crohn gây ra.
-
Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có khả năng bảo vệ sức khỏe nhưng vô tình có thể gây ra các tổn thương ở những vùng cơ thể bị vi khuẩn xâm hại. Thuốc ức chế miễn dịch cũng có khả năng làm thuyên giảm các chứng viêm do bệnh Crohn.
-
Thuốc kháng sinh: Thuốc có thể chữa lành đường dò và áp xe của người bệnh vì được tin rằng thuốc làm giảm vi khuẩn có hại và ngăn hệ miễn dịch tấn công ngược lại cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị:
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp nuôi sống cơ thể. Với người mắc bệnh Crohn, nhằm hạn chế sự hoạt động nhiều của ruột gây viêm, đau, bác sĩ có thể đưa ống dẫn thức ăn vào người hoặc tiêm chất dinh dưỡng vào tĩnh mạch. Ngoài ra, người bệnh còn được bổ sung thêm vitamin B12, vitamin D, canxi.
Điều trị bằng phẫu thuật:
Nếu những cách điều trị thông thường bằng thuốc và thay đổi lối sống không thể giảm các triệu chứng của bệnh Crohn, lời khuyên dành cho người bệnh chính là phẫu thuật. Đây là biện pháp làm thuyên giảm bệnh hiệu quả nhất cho đến nay.
Bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ đường tiêu đã bị hư hỏng do viêm và có thể nới rộng đoạn ruột bị dày hóa, sau đó sẽ nối các phần còn lại với nhau. Điều này không cản trở nhiều đến cuốc sống sau này của người bệnh. Khoảng 3/4 bệnh nhân Crohn cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần uống thuốc để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Crohn
Chế độ sinh hoạt:
-
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
-
Đây là bệnh khó điều trị và cần theo dõi trong thời gian dài, vì thế bạn nên kiêm trì và không nên chán nản bỏ thuốc hoặc dừng điều trị giữa chừng.
-
Tái khám thường xuyên để nắm được tình hình sức khỏe và những chuyển biến của bệnh.
-
Tập thể dục, vận động nhiều để khỏe mạnh và bình thường hóa các chức năng ruột.
-
Hạn chế căng thẳng và tập kiểm soát căng thẳng vì chúng có thể làm các cơn đau xuất hiện nhiều hơn và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
-
Trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh Crohn và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi có những vấn đề phát sinh liên quan đến căn bệnh.
Chế độ dinh dưỡng:
-
Tránh sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt.
-
Hạn chế dùng thực phẩm nhiều chất béo.
-
Tham khảo bác sĩ khi sử dụng rau cải nhiều chất xơ, mặc dù vốn dĩ nó rất tốt cho hệ đường ruột, nhưng đối với bệnh Crohn, chất xơ có thể làm tiêu chảy.
-
Không dùng đồ sống, kể cả rau quả, trái cây tươi.
-
Thay vì ăn 3 bữa chính thì người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để cơ thể dễ hấp thu và không gây áp lực lên đường ruột.
-
Uống nhiều chất lỏng: Ngoài việc xay thức ăn thành chất lỏng thì cách tốt nhất là bạn cần uống thật nhiều nước. Tránh các loại thức uống như bia rượu, trà, nước có gas, nước có chứa caffeine gây hại cho ruột.
-
Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất: Việc giới hạn ăn uống khi mắc bệnh khiến cơ thể thiếu chất rất nhiều. Vitamin là sự lựa chọn hữu ích để cung cấp cho cơ thể và giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.