Tìm hiểu chung
Bệnh lao ruột là gì?
Lao ruột là một bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến đường ruột, đây là bệnh rất phổ biến ở những nước đang phát triển. Lao ruột thường không có triệu chứng, nếu có chỉ là các dấu hiệu như đau thắt bụng, sụt cân. Người nhiễm lao ruột thường có các bộ phận khác cũng bị nhiễm lao như phổi. Bệnh cần điều trị kịp thời để tránh những tổn thương nguy hiểm cho cơ thể.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao ruột
Lao ruột không có dấu hiệu và triệu chứng đặc biệt. Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường gặp như là:
-
Đau bụng toàn bộ hay khu trú;
-
Sụt cân, suy nhược;
-
Đổ mồ hôi đêm;
-
Sốt, nôn mửa;
-
Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng từ 2 -3 lần/ngày, phân nặng mùi. Có thể xen kẽ với tình trạng táo bón.
Ở giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau tùy vào người bệnh gặp phải thể bệnh nào:
Thể loét tiểu tràng, đại tràng:
-
Bụng phình trướng, chứa đầy hơi bên trong;
-
Đau bụng nhiều, tình trạng tiêu chảy phân lỏng kéo dài;
-
Phân lỏng, màu vàng, có mùi hôi, và có thể chứa mủ hoặc máu;
-
Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, không có cảm giác thèm ăn.
Thể to – hồi manh tràng:
-
Tiêu chảy và táo bón xuất hiện xen kẽ nhau;
-
Phân luôn có chứa máu, mủ hoặc chất nhầy;
-
Nôn mửa.
Thể hẹp ruột:
-
Đau bụng nhiều hơn sau khi ăn;
-
Ổ bụng xuất hiện các u cục nổi lên;
-
Ngoài cơn đau không thấy có dấu hiệu nào bất thường khi đi khám.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao ruột
-
Hẹp ruột, gây bán tắc hoặc tắc ruột.
-
Viêm phúc mạc do thủng ổ loét.
-
Xuất huyết ở ruột do vỡ mạch máu ở ổ loét.
-
Lồng ruột.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao ruột
Lao ruột chia thành nguyên phát và thứ phát. Tác nhân gây lao ruột là do vi khuẩn lao ở người hoặc ở các động vật khác.
Đối với lao ruột nguyên phát thường xảy ra bởi chúng ta ăn phải thức ăn, hoặc uống nước, sữa có chứa vi khuẩn lao. Nguồn sữa có thể là sữa bò tươi, các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng và kể cả sữa mẹ cũng tìm ẩn nguy cơ.
Đối với lao ruột thứ phát thường xảy ra bởi vi khuẩn trong một ổ lao khác (thường là ở phổi), di chuyển theo đường máu và đường mật vào ruột.
Vì vi khuẩn lao có lớp chất béo làm màng bảo vệ bên ngoài nên chúng dễ dàng tồn tại trong ruột mà không bị dịch tiêu hóa ở dạ dày đẩy đi. Vi khuẩn đi vào ruột non và gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở hồi tràng, sau đó gây ở hỗng tràng và tá tràng theo tần suất giảm dần.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc bệnh lao ruột?
Lao ruột có thể xảy ra đối với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắcbệnh lao ruột, bao gồm:
-
Nhiễm HIV/AIDS dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm.
-
Đái tháo đường.
-
Cơ thể suy nhược, ốm yếu, trọng lượng cơ thể thấp.
-
Mắc bệnh ung thư đầu cổ, bệnh bạch cầu, bệnh Hodgkin.
-
Nhiễm bụi phổi silic.
-
Một số phương pháp chữa trị dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu như sử dụng corticosteroid, sử dụng thuốc cho các bệnh tự miễn hoặc viêm mạch như viêm khớp dạng thấp.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lao ruột
Những phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh:
-
Chụp X-quang: Chụp X-quang ngực có thể giúp phát hiện được bệnh lao. Ngoài ra, chụp X-quang phần ổ bụng có thể nhìn thấy được độ to, hẹp của ruột và phần đại tràng.
-
Siêu âm.
-
Chụp CT: Chụp CT có thể hữu ích trong việc loại trừ khả năng có sự hiện diện của khối u và giúp bác sĩ quan sát phản ứng của bệnh trong thời gian hóa trị.
-
Nội soi để kiểm tra những nốt nội thương ở các khu vực hồi manh tràng.
-
Chụp Galium citrate giúp phát hiện viêm thanh mạc và viêm phúc mạc.
-
Thụt tháo bằng barium và uống barium.
-
Kháng thể huyết thanh có thể được phát hiện bởi các enzyme liên kết khảo nghiệm miễn dịch hoặc bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang hòa tan kháng nguyên.
-
Xét nghiệm máu: Tình trạng thiếu máu kèm theo tế bào lympho và hàm lượng hồng cầu tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh lao ruột.
Phương pháp điều trị bệnh lao ruột hiệu quả
Điều trị nội khoa:
Thuốc điều trị lao ruột chính là isoniazid và rifampin. Sử dụng đều đặn mỗi ngày trong 1.5 – 2 năm.
Bạn nên dùng thêm Streptomy Ncy (1g/ngày) trong 2 – 3 tháng khi trong đờm xuất hiện số lượng lớn các trực khuẩn hóa acid.
Ở những bệnh nhân lao phúc mạc, việc bổ sung các thuốc chứa steroid là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng dính.
Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật khi có các biến chứng như thủng, tắc ruột, có khả năng tử vong cao. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiếp tục cho sử dụng hóa trị (isoniazid và rifampin) trong 18 tháng.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lao ruột
-
Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đây là một bệnh nguy hiểm, có thời gian điều trị lâu dài nên bạn cần phải kiên trì để theo dõi.
-
Dùng thuốc theo đúng liều lượng, không nên tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
-
Cần phải có chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý, ăn đủ chất, nhất là đạm, vitamin.
-
Không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
-
Có ý thức trong vệ sinh ăn uống, sinh hoạt.
-
Vi khuẩn lao có thể lây qua đường không khí nên rất dễ truyền bệnh cho những người xung quanh. Bạn nên đeo khẩu trang, vứt những vật dụng cá nhân bỏ vào một túi riêng và nên ở trong môi trường thông thoáng, không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
-
Không sử dụng sữa bò tươi, các chế phẩm từ bò sữa nếu chưa qua quy trình xử lý.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.