Tìm hiểu chung
Bệnh phổi kẽ là gì?
Bệnh phổi kẽ là khái niệm chỉ dấu hiệu bệnh lý ở kẽ phổi, những tổn thương này lan tỏa không cố định, có thể thay đổi và không nhất quán.
Kẽ phổi – là những khoảng không nhất định ở trong mỗi lá phổi, có chức năng giúp cho việc điều hòa hô hấp được tốt hơn.
Bệnh phổi kẽ chỉ các tổn thương gây ra sẹo tiến triển ở các mô phổi làm cản trở sự hô hấp. Các sẹo liên quan đến bệnh phổi kẽ có thể khiến cho phổi bị cứng, sau đó ảnh hưởng đến khả năng thở, hấp thụ oxy vào máu. Bệnh gây ra các biểu hiện như ho khan, thở khò khè và đau tức ngực khi thở. Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng và gây nguy cơ tử vong rất cao. Điều trị bệnh cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh và cần sự phối hợp của bệnh nhân.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phổi kẽ
Khó thở, ho khan là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh phổi kẽ. Hầu hết người bệnh ban đầu sẽ cảm thấy khó thở và tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian. Cuối cùng có thể nhận thấy khó thở trong các hoạt động thường xuyên hằng ngày như mặc quần áo, nói chuyện, thậm chí ăn uống. Tại thời điểm này, khó thở trở thành triệu chứng không thể bỏ qua.
Các triệu chứng khác của phổi kẽ bao gồm:
-
Ho khan;
-
Giảm cân, thường xuyên nhất ở những người mắc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, hoặc viêm phổi tổ chức.
-
Thở khò khè, đau ngực
-
Móng tay có đường cong trên đỉnh (club).
Biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh phổi kẽ
Hình thành mô sẹo trong phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
-
Mức độ oxy trong máu thấp;
-
Tăng áp mạch phổi;
-
Suy tim;
-
Suy hô hấp.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngay khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là khó thở, hoặc bất cứ triệu chứng nào nêu trên. Việc gặp bác sĩ sớm sẽ kịp thời ngăn chặn được các biến chứng của bệnh. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi kẽ
Thông thường, khi gặp các tổn thương, cơ thể bạn sẽ tạo ra một lượng mô vừa đủ để chữa lành. Tuy nhiên, khi một chấn thương phổi làm kích hoạt sự chữa lành bất thường, chúng sẽ làm các mô xung quanh dày lên, điều này gây cản trở việc oxy đi vào máu. Đó là bệnh phổi kẽ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phổi kẽ, bao gồm các bệnh tự miễn dịch, tiếp xúc với các tác nhân hữu cơ và vô cơ trong nhà hoặc nơi làm việc, thuốc men và một số loại bức xạ trong một số trường hợp khác thì nguyên nhân chưa được làm rõ.
Nghề nghiệp và các yếu tố môi trường
Do tiếp xúc lâu dài với các tác nhân gây hại cho phổi như: Sợi amiăng; vật nuôi sống và các sản phẩm chứa lông; bụi than, bụi hạt, bụi silica.
Điều trị ung thư
Một số người trải qua xạ trị ung thư phổi hoặc ung thư vú có dấu hiệu bị tổn thương phổi sau một vài tháng hoặc đôi khi nhiều năm sau khi điều trị. Mức độ nghiêm trọng của tổn thương phụ thuộc vào các yếu tố sau:
-
Phổi đã tiếp xúc với bao nhiêu bức xạ;
-
Tổng lượng bức xạ khi điều trị;
-
Có áp dụng hóa trị liệu hay không;
-
Sự hiện diện của bệnh phổi cơ bản.
Tình trạng sức khỏe
Tổn thương phổi có thể liên quan đến các bệnh tự miễn dịch như sau:
-
Viêm da cơ/viêm sợi cơ;
-
Bệnh mô liên kết hỗn hợp;
-
Viêm mạch phổi;
-
Viêm khớp dạng thấp;
-
Bệnh u hạt;
-
Xơ cứng bì;
-
Hội chứng Sjogren;
-
Lupus ban đỏ hệ thống;
-
Bệnh mô liên kết không phân biệt.
Các trường hợp không tìm được nguyên nhân sẽ được nhóm lại với nhau và gọi là viêm phổi kẽ tự phát, đó là phân loại dựa theo mô.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị bệnh phổi kẽ?
Thông thường bệnh phổi kẽ thường xuất hiện ở những người khoảng trên 40 hoặc 50 tuổi. Vì ở độ tuổi này, người bệnh đã trải qua quá trình, thời gian dài hít thở, hứng chịu các chất ô nhiễm và hóa chất xung quanh. Khoảng 80% trường hợp đã bị tử vong trên tổng số bệnh nhân mắc phải bệnh phổi kẽ. Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh phổi kẽ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh phổi kẽ bao gồm:
-
Tuổi tác: Bệnh phổi kẽ có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, người lớn, đôi khi trẻ em cũng bị mắc phải.
-
Môi trường làm việc: Làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với độc tố như ngành khai thác mỏ, nông nghiệp, xây dựng.v.v hoặc tiếp xúc với các tác nhân môi trường gây tổn hại đến phổi.
-
Yếu tố gia đình: Một số hình thức của bệnh phổi kẽ là do di truyền, vì thế nếu trong gia đình bạn có thành viên bị mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh tăng lên
-
Bức xạ và hóa trị.
-
Hút thuốc.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh phổi kẽ
Dựa vào các xét nghiệm sau để xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh:
-
Chụp X-quang: Có thể giúp bác sĩ đánh giá tổng quan về phổi. Trên hình X-quang sẽ xuất hiện các nếp nhăn ở phổi khi bị phổi kẽ.
-
Chụp cắt lớp vi tính: Đây là phương pháp có thể phát hiện ra bệnh kẽ phổi vì nó cung cấp hình ảnh về cấu trúc toàn diện của phổi.
-
Xét nghiệm chức năng phổi: Cho người bệnh thổi vào ống chuyên dụng. Từ đây có thể biết được dung tích phổi và khả năng vận chuyện oxy của phổi. Nếu cả hai đều giảm thì có thể góp phần vào việc chẩn đoán phổi kẽ.
-
Sinh thiết phổi: Trích một mẫu mô nhỏ của phổi và xét nghiệm dưới kính hiển vi để xác định loại phổi kẽ mà người bệnh đang gặp.
Phương pháp điều trị bệnh phổi kẽ hiệu quả
Điều trị bằng thuốc
Dùng kết hợp các loại thuốc chống viêm và chống xơ để điều trị, bao gồm:
-
Corticosteroid (thuốc chống viêm);
-
Azathioprine (ngăn chặn sự thải loại cơ quan sau cấy ghép);
-
Acetylcystein (chất chống oxy hóa);
-
Thuốc chống xơ hóa như bosentan và pirfenidone (giảm sự phát triển của mô sẹo).
Điều trị bằng các phương pháp khác
-
Liệu pháp oxy: Mặc dù không ngăn được diễn tiến của tổn thương phổi nhưng liệu pháp oxy có thể giúp cho việc hô hấp của người bệnh dễ dàng hơn, ngăn chặn tình trạng xảy ra các biến chứng vì oxy máu thấp. Liệu pháp này cũng giúp bạn tập thể dục dễ hơn và ngủ ngon hơn.
-
Cấy ghép phổi: Được sử dụng trong tình trạng bệnh phổi kẽ nghiêm trọng và các phương án điều trị trước đó không mang lại hiệu quả. Sau cấy ghép, người bệnh vẫn phải tiếp tục các bước điều trị khác.
-
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh phổi kẽ
-
Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
-
Nên dùng thuốc đúng liều lượng.
-
Khi có vấn đề về sức khỏe trong quá trình điều trị, hãy thông báo ngay với bác sĩ.
-
Nếu bệnh phổi kẽ là do hít phải chất độc thì bạn nên dừng việc tiếp xúc với chất đó.
-
Dừng hẳn việc hút thuốc lá.
-
Cần chế độ ăn cung cấp nhiều năng lượng để đảm bảo cho việc hô hấp.
-
Tái khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
-
Không hút thuốc lá, thuốc lào hay các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
-
Sử dụng quần áo và các phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc với các chất độc hại.
-
Khám bệnh thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi.
-
Giữ gìn cơ thể tránh bị nhiễm lạnh nhất là ở vùng đầu, cổ và ngực.
-
Nếu người già đã trị liệu bức xạ, hóa trị liệu hoặc dùng thuốc chữa tim mạch, thần kinh,… cần phải thăm khám bệnh định kỳ để phát hiện điều trị kịp thời.
-
Nếu bị mắc các bệnh vì nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bạn nên điều trị triệt để; nhất là khi chúng xảy ra ở phổi.
-
Luyện tập thể dục đều đặn.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.