Tìm hiểu chung

Chấn thương bụng kín là gì?

Chấn thương bụng kín là những tổn  thương về bụng, tổn thương có thể chỉ ở ngoài thành bụng nhưng có thể tổn thương các tạng đặc trong ổ bụng (như gan, lách, tụy…) hoặc tạng rỗng (dạ dày, ruột, bàng quang hoặc các thương tổn phối hợp khác). Tạng thường bị tổn thương theo thứ tự là lách, gan, sau phúc mạc, ruột non, thận, bàng quang, ruột già, cơ hoành, tụy.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương bụng kín

Chấn thương bụng kín gồm hai dạng:

1. Tổn thương thành bụng:

Chỉ là tổn thương ở phía ngoài, không ảnh hưởng đến trong ổ bụng. Tổn thương thành bụng thường xuất hiện nhiều, gây nên một số dấu hiệu như:

  • Bầm máu gây bầm da;

  • Phù nề dưới da;

  • Có thể có khối máu tụ do đứt động mạch thượng vị;

  • Lóc da;

  • Đứt, giập nát cân cơ thành bụng.

2. Tổn thương tạng bên trong:

Xuất hiện thương tổn một hoặc nhiều nội tạng kể cả tạng đặc và tạng rỗng. Biểu hiện của thương tổn bên trong khó nhìn thấy bằng mắt thường ngoại trừ mổ bụng và thăm dò tỉ mỉ.

Dấu hiệu ban đầu của chấn thương bụng kín bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn;

  • Tiểu ra máu;

  • Đau bụng, chướng bụng, thở nhanh sẽ đau bụng, bụng cứng;

  • Xuất huyết tiêu hóa;

Biến chứng có thể gặp khi bị chấn thương bụng kín

Chấn thương bụng kín có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan như ruột, dạ dày, gan, lá lách, động mạch chủ. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Tử vong thường là do mất máu cấp diễn đưa đến trụy tim mạch, hoặc do nhiễm trùng, nhiễm độc vì viêm phúc mạc.

10 – 20% có biến chứng sau mổ, 2% bị tắc ruột về sau.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng trên hãy lập tức đến gặp bác sĩ vì chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu. 


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương bụng kín

Nguyên nhân phổ biến nhất là do va chạm cơ giới. Những tác động ngoại lực có thể gây ra chấn thương bụng kín. 


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị chấn thương bụng kín?

Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của chấn thương vùng bụng kín nếu có liên quan đến nguyên nhân gây chấn thương. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương bụng kín, bao gồm:

  • Đai an toàn có thể bảo vệ khỏi chấn thương đầu, cổ, ngực nhưng lại có thể làm tổn thương các cơ quan vùng bụng như tuyến tụy và ruột, làm các cơ quan này bị di dời và bị chèn ép lên cột sống.

  • Trẻ em dễ bị chấn thương bởi dây an toàn do vùng bụng mềm và dây an toàn không phù hợp. Ngoài ra thì tai nạn xe đạp cũng là nguyên do gây chấn thương bụng kín khá phổ biến ở trẻ em.

  • Chấn thương do thể thao cũng có thể tác động mạnh đến các cơ quan trong bụng như lách, thận.

  • Bị trúng đạn hoặc bị đâm.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chấn thương bụng kín

Để phát hiện chấn thương bụng kín, bác sĩ có thể dùng đến các phương pháp sau:

  • Hỏi bệnh: Bệnh nhân được hỏi về tiền sử bệnh lý hoặc các di chấn đã từng gặp phải trong quá khứ.

  • Khám toàn diện: Bác sĩ tiến hành thăm dò bên ngoài về tình trạng của bụng, kết hợp với các bộ phận liên quan nhằm tìm kiếm những tổn thương phối hợp với tổn thương vùng bụng.

  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện con đường của vật thâm nhập và xác định những vật lạ trong vết thương.

  • Rửa phúc mạc: Có thể sử dụng để tìm tổn thương các cơ quan bụng. Đặt ống dịch trong phúc mạc để kiểm tra xem có máu hay dấu hiệu vỡ nội tạng hay không. Tuy nhiên phương pháp này được cho là khá nguy hiểm vì có thể làm tổn thương các cơ quan trong bụng.

  • Siêu âm: Tìm ra chất dịch như máu và chất tiêu hóa trong khoang bụng, đây là phương pháp khá an toàn cho bệnh nhân.

  • Chụp cắt lớp vi tính: Thường được ưu tiên dùng cho những người không có nguy cơ bị sốc.

  • Nội soi chẩn đoán hoặc mở bụng thăm dò cũng có thể được thực hiện nếu các phương pháp chẩn đoán khác không mang lại kết quả.

Phương pháp điều trị chấn thương bụng kín hiệu quả

Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu mất máu cấp hay vỡ tạng, bác sĩ có thể phê duyệt theo dõi bệnh, tức là không chỉ định phẫu thuật gấp.

Nếu phát hiện chấn thương bụng kín gây vỡ tạng và mất máu nhiều, điều quan trọng nhất chính là cấp cứu bệnh nhân để xử trí các tổn thương trong ổ bụng, có thể liên quan đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Phẫu thuật sẽ giúp:

  • Đảm bảo đường thở, đường hô hấp và xác định những chấn thương khác.

  • Ngăn chảy máu chết người trước khi tiến hành điều trị triệt để tổn thương.

Dựa trên những vết thương, bệnh nhân có thể có hoặc không cần chăm sóc đặc biệt.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương bụng kín

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bạn có thể kiểm soát chấn thương bụng kín bằng những biện pháp sau:

  • Không uống nhiều rượu bia khi lái xe.

  • Giới hạn tốc độ.

  • Trẻ nhỏ nên đi kèm với bố mẹ.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *