Tìm hiểu chung

Chấn thương thanh quản là gì?

Chấn thương thanh quản là một loại chấn thương thường gặp trong chấn thương tai, mũi, họng đi kèm chung với chấn thương sọ não gây tắc nghẽn đường thở và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương thanh quản

Chấn thương thanh quản có nhiều triệu chứng từ bình thường đến phức tạp. Người bệnh sẽ mắc một số triệu chứng phổ biến sau đây:

  • Khó khăn khi nói hoặc tạo ra tiếng;

  • Thay đổi trong giọng nói (khàn tiếng);

  • Thở ồn ào (thở rít);

  • Suy hô hấp;

  • Đau ở cổ khi nuốt hoặc ho;

  • Bị bầm dập ở trên cổ;

  • Ho ra máu;

  • Sưng cổ.

Biến chứng có thể gặp khi chấn thương thanh quản

  • Biến chứng tức thời:

Ngạt thở: sặc, chảy máu xuống khí quản tăng và ứ đọng xuất tiết đờm, dị vật theo vết thương bít lấp đường thở, sốc đòi hỏi phải được mở khí quản cấp cứu.

Chảy máu do chấn thương mạch, do thay đổi tư thế cổ làm mạch máu bục ở cổ nên được cầm máu chu đáo ngay.

  • Biến chứng thứ phát:

Viêm tấy lan tỏa: nếu chăm sóc vùng cổ lỏng lẻo, viêm tấy khá nhanh chóng lan ra cổ, mặt gây đau đớn.

Viêm tấy có thể lan xuống gây viêm trung thất thường gặp khi kèm theo chấn thương vùng hạ họng, thanh quản.

  • Viêm khớp nhẫn phễu:

Di chứng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, thẩm mỹ như rối loạn về phát âm, thay đổi giọng nói, thần kinh quặt ngược.

Thở: khó thở, mức độ tuỳ theo tình trạng tổn thương, vị trí, hình thái của sẹo.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời khi thấy những dấu hiệu sau:

  • Khó thở nhiều, đặc biệt khó thở trong thanh quản, khó thở có thể đến muộn sau vài giờ.

  • Khàn tiếng quá lâu là dấu hiệu quan trọng cần lưu ý.

  • Ho nhiều, tiếng thay đổi, khạc đờm ra máu.

  • Nuốt đau là dấu hiệu lệch khớp của sụn thanh nhiệt, đụng dập và sụn phễu, có thể gây đau chỉ ở hạ họng.

Bệnh nhân nên được chăm sóc, điều trị kịp thời của bác sĩ nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương thanh quản

Chấn thương thanh quản được chia làm 2 loại chấn thương:

  • Chấn thương thanh quản ngoài: do ngã, đánh, cắt gây tổn thương trực tiếp đến thanh quản từ ngoài vào.

  • Chấn thương thanh quản trong: do đặt ống nội khí quản, soi thanh khí quản, xử trí các khối u, gây tổn thương bên trong thanh quản.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ chấn thương thanh quản?

Nguy cơ mắc chấn thương thanh quản là ở nhiều đối tượng, độ tuổi, giới tính, ngành nghề nên hãy phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương thanh quản, bao gồm:

  • Người hút thuốc nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều khói thuốc.

  • Người sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, chất chứa caffeine.

  • Người uống ít nước, tiếp xúc nước lạnh nhiều.

  • Tác động thanh quản nhiều như thói quen khạc, khạc lớn gây phù nề, đau họng.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chấn thương thanh quản

Chấn thương hở:

Chấn thương trong tình trạng cấp cứu như ngất, sốc do chấn thương sọ não, vỡ, gãy xương hàm hay dao đâm, đạn bắn. Những chấn thương hở không phải lúc nào cũng chẩn đoán đúng mà cần có sự kiểm tra, xét nghiệm.

Lưu ý các triệu chứng:

  • Phát âm thều thào, nói khó khăn; rối loạn hô hấp như khó thở, thở ra bọt máu.

  • Ho hoặc ho lẫn máu bắn, trào theo nhịp thở ra, khi ho hoặc cố nói. Đặc biệt nên lưu ý bị cắt hoặc đâm.

Chấn thương kín:

Khó chẩn đoán khi các triệu chứng xuất hiện chậm.

Lưu ý các triệu chứng:

  • Khó thở: thanh quản, khó thở sau nhiều lần.

  • Khàn tiếng: dấu hiệu quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.

  • Nuốt đau, ho tiếng thay đổi, khạc đờm ra máu.

  • Ho: tiếng ho thay đổi, khạc đờm có lẫn máu cũng cần lưu ý, có thể xuất hiện muộn.

Trường hợp này nên soi thanh quản để:

  • Biết được hình thái và giải phẫu các bộ phận thanh quản.

  • Biết được hoạt động thanh quản như liệt, hạn chế hay những bất thường.

Chụp X-quang: Tư thế cổ nghiêng, cổ thẳng, cắt lớp giúp cho xác định tổn thương (đối với vùng sưng, phù nề thì khó cho kết quả chính xác).

Phương pháp điều trị chấn thương thanh quản hiệu quả

Cần xác định mức độ thiệt hại đến thanh quản để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nếu an toàn, bạn sẽ được đặt nội khí quản.

Trong những tình huống khẩn cấp, phẫu thuật mở khí quản có thể được thực hiện để giúp đường thở an toàn trong khi chữa lành các tổn thương ở khí quản. Phẫu thuật mở, làm lành các vết nứt hoặc vết rách nội bộ cần được thực hiện càng sớm càng tốt.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chấn thương thanh quản

Một số cách phòng ngừa:

  • Không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc.

  • Uống nước đủ để giữ thanh quản trơn, sạch.

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, caffeine.

  • Hạn chế thói quen khạc nhổ gây tổn thương thanh quản.

  • Bảo vệ thanh quản trước vật nhọn, sắt, nguy hiểm.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *