Tìm hiểu chung

Cholesterol máu cao là gì?

Cholesterol là chất mỡ cần thiết cho cơ thể có trong mỗi tế bào. Chúng được sản xuất ra từ gan, các nguồn thực phẩm như thịt heo, bò, mỡ heo, bơ, các chế phẩm từ sữa,… Bản thân cơ thể người có thể tự sản xuất cholesterol, tùy thể trạng mỗi người mà sản xuất nhiều hay ít.

Cholesterol có hai loại: LDL (lipoprotein có trọng lượng phân tử thấp) và HDL (lipoprotein có trọng lượng phân tử cao, cả hai đều được đưa vào máu.

  • LDL chứa nhiều cholesterol và chủ động trong việc hình thành các mảng vữa trong các mạch, gây nên các bệnh cho tim chứ không riêng gì bệnh xơ vữa động mạch.

  • HDL vốn mang ít cholesterol nên có khả năng kết hợp với các cholesterol tự do trong máu tạo thành năng lượng tốt cho cơ thể, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

Cholesterol máu cao là khi cholesterol quá dư thừa nên đóng thành từng mảng trong mạch máu gây cản trở dòng máu hoạt động trong mạch máu. Máu chứa oxy cần thiết cho tế bào, vì lượng oxy đến không đủ nên gây ra các cơn co thắt gây đau tim nặng. Nguy hiểm hơn, thiếu oxy lên não có thể gây đột quỵ và tử vong.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của cholesterol máu cao

Bệnh cholesterol máu cao không có dấu hiệu hay triệu chứng nào rõ ràng, nhưng đến khi bệnh đã nặng thì sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu chân,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để biết cơ thể có bệnh hay không, cách tốt nhất là khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra lượng cholesterol trong máu để xác định chính xác có nguy cơ mắc bệnh hay không hoặc nếu đã mắc bệnh thì ở mức độ nào.

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, nên đi khám sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện các nguy cơ bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, từ đó có hướng chữa trị kịp thời.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến cholesterol máu cao

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao, đặc biệt là lứa tuổi từ 45 trở lên.

  • Thừa cân, béo phì: Vì cơ thể thừa quá nhiều chất mỡ béo nên nguy cơ mắc bệnh này rất cao là điều tất yếu.

  • Chế độ ăn uống: Do ăn thực phẩm chứa quá nhiều cholesterol nên cơ thể tích tụ lại dưới dạng mỡ, không chỉ dưới da, nội tạng mà còn trong từng tế bào, các mạch máu.

  • Lười vận động: Dẫn đến tăng lượng cholesterol có hại, cụ thể là cholesterol LDL; giảm lượng cholesterol có lợi.

  • Hút thuốc lá.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc cholesterol máu cao?

  • Người có lối sống, sinh hoạt không lành mạnh: Nghiện hút thuốc lá, uống rượu bia, các chất kích thích.

  • Người ăn quá nhiều thịt đỏ: Thịt heo, thịt bò,… cách chế biến nhiều dầu mỡ.

  • Người béo phì lâu năm.

  • Người mắc các bệnh như: Tiểu đường, suy tuyến giáp, tăng ure máu, dùng thuốc lợi tiểu thiazid,… cũng gây biến chứng đó là bệnh cholesterol máu cao.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cholesterol máu cao

Để biết có bị bệnh cholesterol máu cao hay không thì xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết kết quả.

Cụ thể:

  • Triglyceride: lớn hơn hoặc bằng 200mg/dL.

  • HDL cholesterol: nhỏ hơn hoặc bằng 40mg/dL.

  • LDL cholesterol: lớn hơn hoặc bằng 160mg/dL.

  • Cholesterol toàn phần: Lớn hơn hoặc bằng 240mg/dL.

Để có kết quả chính xác nhất, không ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong khoảng 12 tiếng trước khi xét nghiệm máu.

Phương pháp điều trị cholesterol máu cao hiệu quả

Cholesterol máu cao chủ yếu được các bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc, tùy bệnh tình của mỗi bệnh nhân mà được hướng dẫn sử dụng thuốc khác nhau, thậm chí có sự phối hợp giữa các loại thuốc.

  • Thuốc resin: Khiến tăng gắn kết cholesterol với acid mật, từ đó đào thải cholesterol qua đường mật.

  • Nhóm thuốc statin: Có tác dụng ức chế hoạt động của men HMG-CoA reductase, ngăn chặn tổng hợp cholesterol ở gan, giảm lượng cholesterol xấu cho toàn cơ thể.

  • Nhóm thuốc fibrat: Tăng cường phân giải phần tử lipid ngoại biên, ức chế sản xuất triglyceride ở gan.

  • Thuốc ức chế phân giải lipid: Hạn chế sự di chuyển của các acid béo tự do, giảm nguyên liệu của gan để tổng hợp cholesterol.

  • Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol: Tác động vào ruột non khiến ruột non hấp thu các chất chọn lọc, không hấp thu cholesterol LDL.  


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường.

  • Tăng cường vận động, thể dục thể thao để làm tăng cholesterol tốt cho cơ thể.

  • Thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng thời gian quy định.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *