Tìm hiểu chung

Đái tháo nhạt là gì?

Trong quá trình chuyển hóa nước của cơ thể, sự suy giảm hormone ADH dẫn đến bệnh đái tháo nhạt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà chia đái tháo nhạt thành hai thể:

  • Đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương.

  • Đái tháo nhạt nguồn gốc từ thận.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đái tháo nhạt

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở bệnh nhân đái tháo nhạt:

  • Bệnh nhân thường xuyên đi tiểu, lượng nước tiểu thải ra từ khoảng 2,5 – 15 lít nước mỗi ngày;

  • Nước tiếu loãng và khá nhạt;

  • Hay đi tiểu vào ban đêm;

  • Vì đi tiểu thường xuyên nên cơ thể cũng khát nước liên tục (bệnh nhân lại thèm uống nước lạnh);

  • Có triệu chứng tăng natri trong máu, gây phát sinh tình trạng yếu cơ, thay đổi ý thức, hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong;

  • Khi khám phát hiện thấy cơ thể mất nước đáng kể.

Đối với trẻ em, bệnh đái tháo nhạt có thể được phát hiện qua các dấu hiệu:

  • Tã quần ướt bất thường;

  • Sốt, nôn mửa, tiêu chảy;

  • Da khô;

  • Trọng lượng cơ thể giảm.

Ngoài ra, còn nhiều dấu hiệu khác nữa nhưng chỉ biểu hiện ở 1 vài cá nhân người bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đái tháo nhạt gây tình trạng mất nước nghiêm trọng. Từ việc cơ thể mất nước, ngoài các triệu chứng bên trên, đái tháo nhạt có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Sốt, nhức đầu, huyết áp hạ;

  • Khô miệng;

  • Mắt trũng;

  • Nhịp tim nhanh;

  • Mất cân bằng điện giải gây mệt mỏi, khó chịu, đau nhức bắp thịt.

Vì thế, để ngăn chặn những biến chứng từ bệnh, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, các bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra. Dựa trên các kết quả có được, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn, chỉ định cụ thể đối với từng bệnh nhân.

Cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau, tốt nhất hãy thảo luận với bác sĩ để có giải pháp tốt nhất.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến đái tháo nhạt

Các khối u xuất hiện ở vùng dưới đồi của tuyến yên là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo nhạt. Các khối u này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết của cơ thể thông qua hormone ADH.

Đái tháo nhạt thể thần kinh: Có thể do các chấn thương não, chứng viêm màng não gây ra. Ngoài ra cũng có thể nguyên nhân xuất phát từ di truyền hoặc một số loại thuốc.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc đái tháo nhạt?

Đây là một căn bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi hoặc giới tính nào. Tuy nhiên, bệnh này thường gây ra những tổn hại ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Tự mỗi người có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng nhiều cách.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo nhạt, bao gồm:

  • Tiền sử nhân thân: Nếu cha mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái sinh ra mắc bệnh rất cao.

  • Giới tính: Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

  • Không xuất hiện bất kì dấu hiệu nào không đồng nghĩa với việc bạn không mắc bệnh. Vì có những dấu hiệu xuất hiện chỉ xảy ra một vài cá nhân người bệnh, cách tốt nhất khi có dấu hiệu bất thường nào hãy đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, đưa ra giải pháp điều trị sớm nhất.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt có một số triệu chứng gần với các căn bệnh khác, chẳng hạn đái tháo đường; vì thế, khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần loại trừ khả năng bệnh khác bằng cách tiến hành một số xét nghiệm:

  • Ngừng nước: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng đưa dung dịch vào người trước khi khám từ 2 – 3 giờ đồng hồ, sau đó kiểm tra trọng lượng cơ thể người bệnh sau khi đã ngừng nước, xem có những thay đổi bất thường hay không. Xét nghiệm này có thể hỗ trợ cho xét nghiệm máu và nước tiểu.

  • Phân tích nước tiểu: Kiểm tra thành phần nước tiểu; kiểm tra độ cô đặc của nước tiểu. Nếu nước tiểu ít cô đặc (có thể do nước thải cao, lượng muối và chất thải thấp) sẽ được nghi ngờ là bệnh đái tháo nhạt.

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ natri trong máu hoặc có thể đo mức ADH máu.

  • Chụp công hưởng MRI: Thủ thuật này có thể giúp bác sĩ nhận diện những bất thường ở khu vực gần và bên trong tuyến yên.

  • Kiểm tra lịch sử gia đình: Có thể được đề nghị kiểm tra di truyền nếu nghi ngờ là do bố mẹ truyền sang con.

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra xem có bất thường sinh hóa nào hay không khi cần thiết.

Phương pháp điều trị đái tháo nhạt hiệu quả

Phương pháp điều trị đái tháo nhạt phụ thuộc chính vào nguyên nhân gây ra bệnh ở từng bệnh nhân. Vì thế, trước khi điều trị, bệnh nhân sẽ được xác định bệnh đái tháo nhạt là do hệ thống trung ương gây ra hay do thận.

  • Nguyên nhân xuất phát từ khối u ở tuyến yên: Bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u.

  • Nguyên nhân do các cuộc phẫu thuật não: Bệnh nhân dược chỉ định uống một số loại thuốc chuyên biệt, không phải phẫu thuật nguy hiểm.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đái tháo nhạt

  • Bệnh nhân khi cảm thấy khát nước, cách tốt nhất để cân bằng, ổn định bệnh là uống nước với lượng vừa phải để kiểm soát chặt chẽ hơn lượng nước nạp vào và thải ra.

  • Uống thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thực hiện các ca phẫu thuật phải là các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để tỉ lệ thành công cao nhất.

  • Vì bệnh liên quan trực tiếp đến lưu lượng nước trong cơ thể nên phải thông báo cụ thể tình trạng khát nước của cơ thể; hoặc ngay khi không còn cảm giác khát nước nữa với bác sĩ.

  • Trong giai đoạn điều trị, nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra nên liên hệ ngay với bác sĩ để nghe các hướng dẫn kịp thời; trường hợp tiêu chảy hay sốt cao thì đến ngay bệnh viện gần nhất.

  • Tham khảo ý kiến các bác sĩ để có chế độ ăn vừa dinh dưỡng vừa đúng chuẩn, tránh việc làm bệnh trầm trọng hơn.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *