Tìm hiểu chung

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là một bệnh hình thành do các loại vi khuẩn trong miệng khi các mảng bám thức ăn và cao răng không được vệ sinh sạch sau khi ăn. Trong khoang miệng có rất nhiều loại vi khuẩn và mùi hôi do sự phân hủy của protein thành các acid amin – nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hôi miệng

  • Hơi thở có mùi hôi: Đây chắc chắn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bản thân đang bị hôi miệng. Hãy kiểm tra bằng cách thở vào hai tay mình bằng miệng, nếu mùi khá nặng hãy tìm đến nha sĩ để điều trị sớm.

  • Khô miệng: Tuyến nước bọt phải hoạt động thường xuyên để cân bằng môi trường bên trong khoang miệng, hạn chế các loại vi khuẩn có điều kiện sinh sôi gây hôi miệng. Chính vì thế khi khô miệng mà không hiểu lý do thì hãy đi khám ngay để biết có phải mình đã mắc bệnh hôi miệng hay chưa.

  • Các bệnh nha khoa: Viêm nướu, sâu răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhất, do vi khuẩn sinh sôi liên tục, mùi hôi khá nặng, gây cảm giác khó chịu.

  • Cao răng, mảng bám răng càng dày và đậm màu thì càng hôi miệng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên và không muốn tình trạng hôi miệng kéo dài và trầm trọng hơn thì tốt nhất nên tìm đến với nha sĩ để thăm khám và có giải pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

  • Thức ăn sót trong kẽ răng phân hủy và tạo ra mùi hôi.

  • Nướu răng nhiễm trùng.

  • Tuyết nước bọt hoạt động kém, khiến khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

  • Một số bệnh về gan, thận, tiểu đường cũng gây hôi miệng. Cụ thể bệnh xơ gan thì khoang miệng có mùi hôi như mùi trứng thối, tiểu đường thì có mùi hôi chua trái cây, suy thận thì có mùi hôi như mùi cá chết.

  • Rối loạn tiêu hóa do tiêu thụ các chất khó phân hủy như mỡ động vật, dạ dày tiết nhiều dịch hơn để phân hủy thức ăn, hỗn hợp trên lên men tạo ra mùi hôi.

  • Bệnh đường hô hấp, điển hình là ung thư phổi thì mùi hôi miệng như mùi thịt thối. Ngoài ra một số bệnh khác về hệ hô hấp cũng gây hôi miệng như: viêm xoang kinh niên, viêm cuống họng, nhiễm trùng phổi,…

  • Hút thuốc lá.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị hôi miệng?

Bất kỳ ai cũng có thể gặp vấn đề hôi miệng. Vấn đề này xảy ra phổ biến hơn ở những người không chăm sóc răng miệng thường xuyên, người mắc các bệnh về răng miệng, về tiêu hóa và người sử dụng thuốc lá.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hôi miệng

  • Dùng mũi ngửi: Bệnh nhân có thể thở vào hai bàn tay của mình bằng đường miệng. Đây là cách kiểm tra trực tiếp mức độ hôi miệng của bệnh nhân.

  • Xét nghiệm BANA: Là xét nghiệm xác định lượng enzyme liên quan đến các loại vi khuẩn có trong nước bọt; xác định chính xác loại vi khuẩn nào gây nên bệnh hôi miệng cho bệnh nhân đó.

  • Phương pháp Halimeter: Đây là loại thiết bị để đo nồng độ lưu huỳnh trong khí thở. Từ nồng độ lưu huỳnh của bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa xác định mức độ hôi miệng của người đó.

Phương pháp điều trị hôi miệng hiệu quả

Xuất phát từ nguyên nhân gây hôi miệng là gì mà có giải pháp điều trị phù hợp:

  • Chú ý vệ sinh răng miệng sau khi ăn, không nhất thiết dùng kem đánh răng quá 2 lần trong ngày, miễn chải răng làm sao sạch các thức ăn còn sót lại trong miệng, kẽ răng.

  • Khám răng thường xuyên, cạo vôi răng 6 tháng một lần. Khi ở nhà, chú ý cạo bựa ở lưỡi để tránh vi khuẩn gây hôi miệng có cơ hội phát triển.

  • Nếu mắc các bệnh như tiểu đường, gan, thận thì dùng các loại nước xúc miệng theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời cố gắng điều trị các bệnh lý hiện tại.

  • Có thói quen uống nước nhiều lần trong ngày để làm ướt khoang miệng, giảm nguy cơ hôi miệng.

  • Không hút thuốc lá; không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích; hạn chế uống cà phê.

  • Nếu mang răng giả thì tháo ra vào buổi tối và vệ sinh miệng đồng thời ngâm răng giả trong dung dịch khử trùng.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hôi miệng

Nếu nguyên nhân không xuất phát từ các căn bệnh tiềm ẩn bên trong mà chỉ do thói quen sinh hoạt chưa hợp lý, thì bạn có thể giải quyết vấn đề hôi miệng bằng cách điều chỉnh lại thói quen chăm sóc răng miệng, chải răng thường xuyên và khám răng định kỳ.

Bạn nên điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến răng miệng và hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, các thực phẩm gây hại cho răng miệng.

Nếu bạn ngại giao tiếp vì vấn đề này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các dung dịch khử mùi.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *