Tìm hiểu chung
Khó tiêu là gì?
Khó tiêu không phải là bệnh mà là một trong các triệu chứng do rối loạn đường tiêu hóa hay các bệnh cụ thể ở đường tiêu hóa gây ra. Khó tiêu gây cảm giác khó chịu hay đau ở phía trên của đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản hoặc tá tràng), nhất là sau khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Chứng khó tiêu bao gồm một nhóm các triệu chứng khác nhau như đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng. Tình trạng này thường hết sau vài giờ. Nhưng nếu chúng diễn tiến kéo dài thì thường là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn khác.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó tiêu
Khi bị khó tiêu bạn sẽ gặp các triệu chứng sau:
-
Đầy hơi;
-
Buồn nôn, ói mửa;
-
Cảm giác bỏng rát ở dạ dày;
-
Dễ cảm thấy no sau khi ăn một bữa ăn bình thường;
-
Miệng có vị chua;
-
Đau bụng;
-
Ợ hơi.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khó tiêu thường hết sau vài giờ và sẽ cải thiện nếu dùng thuốc không kê đơn mua ở hiệu thuốc. Nhưng bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nếu tình trạng này kéo dài và các biện pháp tự chữa trị không mang lại kết quả, đặc biệt là khi:
-
Nôn mửa nghiêm trọng hoặc có máu trong chất nôn.
-
Sút cân không rõ nguyên nhân.
-
Khó nuốt.
-
Tức ngực.
-
Vàng da, vàng mắt.
-
Khó thở.
-
Ợ nóng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến khó tiêu
-
Trào ngược dạ dày – thực quản: Xảy ra khi axit dạ dày dội ngược lên thực quản. Axit có thể gây kích ứng và thậm chí làm hư hại niêm mạc họng.
-
Béo phì.
-
Căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.
-
Hội chứng ruột kích thích: Là sự co thắt không bình thường của đại tràng.
-
Viêm dạ dày, thường là do H.pylori gây ra.
-
Loét dạ dày.
-
Ung thư dạ dày.
Một số thuốc cũng có thể gây ra chứng khó tiêu:
-
Aspirin và nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
-
Thuốc có chứa nitrat (có thể gây tăng huyết áp).
-
Estrogen và thuốc tránh thai.
-
Thuốc steroid.
-
Một số thuốc kháng sinh.
-
Các loại thuốc tuyến giáp.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị khó tiêu?
Tình trạng khó tiêu phổ biến ở tất cả mọi người, do thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa; đặc biệt là khi ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ khó tiêu, bao gồm:
-
Hút thuốc.
-
Uống rượu.
-
Ăn quá nhiều và quá nhanh.
-
Căng thẳng và mệt mỏi.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán khó tiêu
Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để hiểu thêm về tình trạng cũng như loại trừ các bệnh khác gây ra chứng khó tiêu:
-
Nội soi dạ dày để tìm hiểu căn nguyên.
-
Kiểm tra vi khuẩn H.pylori: Bác sĩ có thể xem H.pylori có phải là nguyên nhân gây khó tiêu hay không thông qua xét nghiệm phân tìm kháng nguyên, xét nghiệm máu và hơi thở.
-
Xét nghiệm chức năng gan: Mật được đưa xuống đường ruột để tham giá quá trình hòa tan chất béo. Nếu gan có vấn đề làm sản xuất mật ít có thể dẫn đến khó tiêu.
-
X-quang và siêu âm bụng: Kiểm tra tắc nghẽn trong ruột và dạ dày.
Phương pháp điều trị khó tiêu hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khó tiêu mà sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.
Nếu khó tiêu nhẹ và do các vấn đề sinh hoạt, ăn uống gây ra thì không cần điều trị bằng thuốc. Bạn chỉ cần điều chỉnh việc sinh hoạt, ăn uống sao cho hợp lý thì khó tiêu sẽ biến mất.
Nếu khó tiêu là triệu chứng của một bệnh nào đó, sau khi xác định được bệnh gây khó tiêu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của khó tiêu
Chế độ sinh hoạt:
-
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
-
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
-
Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường thể trạng và giúp việc tiêu hóa tốt hơn.
-
Nếu khó tiêu do thuốc gây ra, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc khác để thay thế.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
-
Thăm khám thường xuyên nếu khó tiêu không có dấu hiệu thuyên giảm.
Chế độ dinh dưỡng:
-
Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
-
Ăn đúng bữa, không nên ăn đêm.
-
Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và nhai kỹ thì ăn.
-
Không uống nhiều cà phê, nước ngọt, rượu bia.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.