Tìm hiểu chung
Lao hệ tiết niệu – sinh dục là gì?
Lao hệ tiết niệu – sinh dục hay gọi tắt là lao niệu sinh dục là bệnh lao ngoài phổi. Vi khuẩn gây bệnh lao niệu sinh dục chính là vi khuẩn từ tổn thương sơ nhiễm gây lao phổi; chúng đi theo đường máu và đường bạch huyết làm tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho đến khoảng 5 – 10 năm sau kể từ lúc bị sơ nhiễm, hoặc vài chục năm sau đó. Vi khuẩn thường gây tổn thương đến các bộ phận trong hệ tiết niệu; trong đó lao thận chính là một trong những căn bệnh phổ biến do vi khuẩn lao gây ra và chỉ thấp hơn so với lao phổi và bệnh về đường tiêu hóa.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của lao hệ tiết niệu – sinh dục
Vì đây là bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, có khi chỉ chính thức xuất hiện sau hàng chục năm tồn tại và đây là bệnh có khả năng làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau đến các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hầu như không rõ ràng.
Một số dấu hiệu có thể hỗ trợ việc phán đoán tình trạng bệnh như:
Đối với nam
-
Sưng bìu;
-
Đau vùng tình hoàn và mào tinh, có thể phù nề xung quanh và có lâu dần sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn – mào tinh;
-
Nếu viêm tinh hoàn chuyển thành mạn tính do lao thì tinh hoàn bị đau, sưng, chắc, hình thành các u hạt có thể di động được và dính da bìu.
-
Nếu viêm tinh hoàn mạn tính không được điều trị, có thể dẫn đến hoại tử và gây áp-xe, xoang.
Đối với nữ
Trong giai đoạn đầu, bệnh thường ít hoặc không có triệu chứng nên việc kiểm soát cũng không có kết quả. Nhưng ở giai đoạn giữa của bệnh, một số vấn đề có thể giúp phán đoán tình trạng bệnh lao như sau:
-
Sốt, dễ nhạy cảm;
-
Khí hư nhiều;
-
Rối loạn kinh nguyệt;
-
Đau vùng bụng dưới;
-
Đau trên xương mu;
-
ống dẫn trứng bị chai cứng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Biến chứng do lao hệ tiết niệu – sinh dục gây ra cũng là các triệu chứng của bệnh mà bạn có thể sẽ gặp phải. Vì bệnh có tính chất lan rộng nên rất khó để tầm soát bệnh trên bất kì bộ phận nào. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm vi khuẩn lao trong cơ thể hoặc đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường nếu trên.
Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến lao hệ tiết niệu – sinh dục
Lao hệ tiết niệu – sinh dục gây ra bởi vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn lao rất dễ lây lan qua đường không khí. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với không khí có chứa vi khuẩn thì có thể sẽ bị mắc bệnh.
Ngoài ra, khi người bị lao nói chuyện, hắt hơi, ho, khạc nhổ, hát,… thì đều có thể sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài không khí hoặc bám vào các vật dụng, bụi bẩn xung quanh, nếu người khỏe mạnh hít phải không khí hoặc dùng đồ vật có chứa vi khuẩn thì chúng sẽ đi vào cơ thể.
Tuy nhiên, nếu người nhiễm bệnh được điều trị bằng thuốc thích hợp thì sau khoảng 15 – 30 ngày điều trị sẽ không còn khả năng lây nhiễm bệnh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị lao hệ tiết niệu – sinh dục?
Bệnh xảy ra đối với cả năm lẫn nữ với khả năng mắc bệnh ở cả hai giới là tương đương nhau.
Bệnh hiếm gặp ở trẻ em và người già, độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là từ 20 – 50 tuổi, chiếm khoảng 70% số trường hợp mắc lao niệu – sinh dục.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị lao hệ tiết niệu – sinh dục, bao gồm:
-
Người trong độ tuổi lao động từ 20 – 50 tuổi.
-
Người có hệ miễn dịch yếu như bị nhiễm HIV, người phải hóa xạ trị.
-
Người tiêm chích ma túy.
-
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân lao.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lao hệ tiết niệu – sinh dục
Vì đây là một bệnh khá phức tạp, rất khó để nhận diện nên đòi hỏi bác sĩ cần phải có kì thuật và kiến thức cao để tìm ra mối dây liên hệ giữa các triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân. Các bác sĩ có thể chẩn đoán lao hệ tiết niệu – sinh dục bằng cách:
-
Kiểm tra bệnh sử vì chúng có thể giúp bác sĩ phát hiện sự liên hệ với căn bệnh.
-
Quan sát biểu hiện lâm sàng.
-
Xét nghiệm nước tiểu.
-
Chụp X-quang hệ tiết niệu – sinh dục.
-
Kiểm tra mẫu bệnh lấy từ tinh hoàn và mào tinh nếu các bộ phận này đã bị tổn thương.
-
Chụp cản quang vòi trứng tử cung.
-
Sinh thiết niêm mạc tử cung, cổ tử cung.
-
Xem xét đồng bộ các cơ quan khác trên cơ thể bệnh nhân để xem có các triệu chứng hay biến chứng do lao gây ra hay không.
Phương pháp điều trị lao hệ tiết niệu – sinh dục hiệu quả
Nguyên tắc chung trong việc điều trị lao hệ tiết niệu – sinh dục là:
-
Ngăn cản các tổn thương mà lao có thể gây ra.
-
Bảo vệ các bộ phận, chức năng của hệ tiết niệu – sinh dục; đặc biệt là cơ quan của thận.
-
Phục hồi các thương tổn đã có và hạn chế việc bị nhiễm trùng.
Vì lao niệu sinh dục có khả năng chứa ít vi khuẩn hơn so với lao phổi nên việc điều trị bằng thuốc sẽ mang lại hiểu quả tốt đối với các cơ quan tại đây và có thể phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.
Hai loại thuốc kháng lao thường được dùng để điều trị là isoniazid (INH) và rifampin. Tuy nhiên. để phòng trường hợp vi khuẩn đề kháng với loại thuốc được dùng, phát đồ điều trị dùng đa thuốc có khả năng được thực hiện.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc có chứa thuốc chống viêm đề làm giảm các triệu chứng viêm, sưng nếu có.
Trường hợp vi khuẩn lao đã xâm nhập và làm mất chức năng của một bộ phận nào đó, phẫu thuật cát bỏ hoặc phục hồi chức năng sẽ được thực hiện.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lao niệu sinh dục
-
Lao hệ tiết niệu – sinh dục thường phát sau nhiều năm bị lao sơ nhiễm. Vì vậy cần phải phát hiện sớm lao sơ nhiễm và các lao khác (lao phổi) để hạn chế nguy cơ bị lao niệu sinh dục.
-
Lao sinh dục là bệnh thường theo sau hoặc đi kèm với lao thận, nên khi phát hiện lao thận cần phải điều trị triệt để mới không làm ảnh hưởng đến vùng sinh dục.
-
Nếu lao phát hiện tháy ở túi tinh thì cần ngăn chặn kịp thời vì nó rất dễ lây sang mào tinh.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
-
Thực tế, lao dễ lây giữ những ngươi sống chung hoặc làm việc chung hơn là người lạ, nên bạn cần phải có ý thức cao về bệnh này và tầm soát nguy cơ mắc bệnh trong gia đình.
-
Không nên đến vùng hoặc nơi đang có dịch bệnh hoặc có nhiều vi khuẩn lao.
-
Nên dùng đồ bảo hộ như khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân lao.
-
Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lao niệu sinh dục.
-
Điều trị lao cho người mắc bệnh và những người xung quanh cũng cần được làm xét nghiệm kiểm tra.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.