Tìm hiểu chung

Lao phổi là gì?

Lao phổi là bệnh phổ biến nhất trong bệnh học lao, chiếm 80% tổng số ca mắc bệnh lao.  Đây là bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh dễ phát  tán ra không khí và lây lan cho người khác khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi

Bệnh lao phổi có những triệu chứng thường gặp như:

  • Ho với tần suất liên tục, trên 3 tuần không rõ nguyên nhân, dùng thuốc kháng sinh vẫn không khỏi.

  • Ho có đờm hoặc ho ra máu;

  • Đau ngực, thường đau khu trú ở một vị trí cố định và có kèm khó thở;

  • Sụt cân, gầy gò, ốm yếu;

  • Sốt, sốt cao bất thường;

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn;

  • Ra mồ hôi trộm vào ban đêm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh lao phổi rất phổ biến nhưng không vì vậy mà coi thường, bệnh sẽ phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu. Những biến chứng này khiến cho quá trình điều trị lao phổi trở nên phức tạp hơn. Vậy nên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến lao phổi

Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh lan truyền từ người này qua người khác quan đường hô hấp, khi người bệnh ho, khạc nhổ, hắt hơi, nói chuyện, vi khuẩn lao có thể đi theo đó và ra ngoài không khí. Nếu người gần đó vô tình hít phải không khí chứa vi khuẩn lao sẽ bị mắc bệnh. Vi khuẩn khi đi vào cơ thể không chỉ gây hại cho phổi mà còn phát tán ra các cơ quan khác và gây bệnh.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc lao phổi?

Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh lao phổi vì bệnh có tính truyền nhiễm cao. Trong đó người già có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn ngươi trẻ do sức đề kháng yếu.

Trẻ em mắc lao phổi thường ở lứa tuổi 10 – 14 tuổi do thay đổi nội tiết tố.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắclao phổi, bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch suy giảm, khả năng chống chịu vi khuẩn kém như: người mắc HIV/AIDS, bệnh tiểu đường, ung thư, người đang sử dụng thuốc để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và bệnh vẩy nến.

  • Trẻ em chưa tiêm phòng BCG, trẻ em suy dinh dưỡng.

  • Người sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia.

  • Làm việc ở môi trường ô nhiễm, khói bụi, có dịch bệnh.

  • Tiếp xúc với thực phẩm không vệ sinh.

Việc chủ động phòng tránh các yếu tố nguy cơ trên sẽ giúp bạn loại bỏ được nguy cơ mắc bệnh.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lao phổi

Mỗi cơ thể sẽ có những tình trạng và biểu hiện bệnh khác nhau, do vậy bác sĩ chẩn đoán bệnh lao phổi bằng những phương pháp chuyên môn riêng.

Chẩn đoán lâm sàng: Tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh nhân, tiền sử bệnh lý, khám thực thể

Xét nghiệm:

  • Chụp X-quang: Chẩn đoán lao phổi chính xác và xác định những tổn thương ở phổi do lao gây ra.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Phát hiện sớm được các loại nốt thâm nhiễm, u lao hoặc hang lao nhỏ..

  • Chụp Lordotic hoặc Fleischner: Phát hiện những tổn thương bị xương đòn che lấp.

Chẩn đoán vi sinh: Là phương pháp dùng bệnh phẩm đi xét nghiệm, có giá trị quyết định chẩn đoán.

Phương pháp điều trị lao phổi hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ áp dụng phác đồ điều trị phụ hợp.

Điều trị lao phổi chủ yếu là dùng thuốc trị lao. Các loại được dùng phổ biến là isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol.

Điều quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ về liều dùng, đủ thuốc, liên tục và đủ thời gian quy định để có hiệu quả tốt. Nếu trì hoãn hoặc bỏ liều có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp các phương pháp chăm sóc sức khỏe như: bổ sung chất dinh dưỡng, sử dụng trái cây, nước ép như cam, chuối,…


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lao phổi

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác; khi ho, hắt hơi, nói chuyện cần dùng khăn giấy hoặc khẩu trang để che miệng và bỏ chúng vào một túi riêng rồi vứt ngay sau khi sử dụng.

  • Bổ sung chất dinh dưỡng, sử dụng trái cây, nước ép như cam, chuối,….

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm phổ biến vì vậy hãy tự trang bị cho mình kỹ năng phòng ngừa bệnh như:

  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh lao.

  • Tránh sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu, caffeine.

  • Sử dụng khẩu trang che chắn ở nơi đông người, khu vực có dịch bệnh, ô nhiễm.

  • Sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng.

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe.

  • Chỉ sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *