Tìm hiểu chung
Liệt mặt ngoại biên là gì?
Liệt mặt ngoại biên (liệt dây thần kinh VII ngoại biên) là triệu chứng mất hoạt động hoàn toàn hay một phần các cơ ở nửa bên mặt gồm cả mặt trên và dưới do tổn thương dây thần kinh mặt. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là bệnh nhân bị mất cân đối hai bên mặt, một bên liệt bị mất nếp nhăn và bất động, má xệ xuống. Nguyên nhân gây bệnh có thể do thời tiết lành, bị nhiễm virus hoặc do bị ảnh hưởng bơi các căn bệnh khác. Bệnh khởi phát đột ngột không báo trước, thường gặp ở người trên 20 tuổi. Trong trường hợp nhẹ, bệnh có thể khỏi sau từ 2 – 6 tuần nghỉ ngơi. Trong trường hợp nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của liệt mặt ngoại biên
Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, làm mất cân đối hai bên mặt. Bệnh nhân mắc phải sẽ bị mất cân đối hai bên mặt, một bên liệt bị mất nếp nhăn và bất động, má xệ xuống. Người bệnh không còn nhăn trán, phồng má hay chu môi được, và cũng không thể nhắm kín mắt bên liệt. Cụ thể như:
-
Nhân trung, miệng bị lệch sang bên lành;
-
Giảm tiết nước mắt, giảm cảm giác ống tai ngoài;
-
Giảm vị giác 2/3 ở lưỡi bên liệt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bệnh nhân đột ngột bị liệt mặt, miệng méo khi cười hoặc nhe răng thì nên đến bệnh viện ngay để chẩn đoán sớm điều trị bệnh. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây cản trở trong sinh hoạt của người bệnh. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến liệt mặt ngoại biên
Bệnh nhân mắc phải thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:
-
Sau khi nhiễm lạnh.
-
Nhiễm virus herpes simplex type I trong dịch nội mô thần kinh và cơ sau tai.
-
Người bị viêm màng não, viêm tai, zona…
-
Người tiếp nhận vaccine cúm trong mũi đã bất hoạt.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị liệt mặt ngoại biên?
Bệnh có thể xảy ra ở cả năm và nữ.
Thường gặp ở các bệnh nhân trên 20 tuổi.
Yếu tố làm tăng nguy cơ liệt mặt ngoại biên, bao gồm:
-
Stress hay bệnh trước đó.
-
Đái tháo đường.
-
Bệnh nhân đang mang thai.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán liệt mặt ngoại biên
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách:
-
Quan sát biểu hiện và kiểm tra cơ mặt ở khu vực bị liệt.
-
Hỏi bệnh sử để xem có những yếu tố nào có thể gây bệnh hay không.
-
Chụp cộng hưởng từ: Xem cấu trúc sau khi biến dạng ở mặt.
-
Đo thính lực: Kiểm tra xem có ảnh hưởng đến khả năng nghe của bệnh nhân hay không.
-
Điện thần kinh – cơ.
Phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên hiệu quả
Người bị bệnh nhẹ có thể hồi phục nhanh từ 2 – 6 tuần. Hiện nay liệt mặt ngoại biên có thể điều trị cả bằng nội khoa và ngoại khoa. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp cho bệnh nhân.
Điều trị nội khoa:
-
Dùng thuốc: Kháng viêm, giãn mạch và vitamin nhóm B.
-
Không dùng thuốc: Liệu pháp y học cổ truyền (điện, châm cứu, bấm huyệt), vật lý trị liệu (điện di nivalin, hồng ngoại, xoa bóp, sóng ngắn, điện xung dòng kích thích). Các liệu pháp này đều có thể làm giãn cơ, hồi phục toàn bộ hoặc một phần nào đó tình trạng liệt.
Điều trị ngoại khoa:
Một số trường hợp bệnh nhân cần giải phẫu để mổ u não, áp-xe não, loại khối máu tụ hoặc mổ giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của liệt mặt ngoại biên
Tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh:
-
Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo, nước có gas và có cồn, thực phẩm giàu axit amin arginine (trong đậu nành, bột mì, chocolate,…), các loại ngũ cốc tinh chế.
-
Ngoài ra bệnh nhân có thể ăn uống như người bình thường. Lưu ý chế độ ăn phải luôn khoa học để giữ sức khỏe.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
-
Khi trời rét tránh để gió tạt đột ngột vào mặt; tốt nhất là không nên ngồi gần của sổ hoặc đi ra ngoià vào trời rét; đặc biệt ở người già.
-
Không nên để quạt, điều hòa thổi thẳng vào mặt khi ngủ.
-
Cần điều trị triệt để các bệnh tai, mũi, họng.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.