Tìm hiểu chung

Loạn trương lực cơ là gì?

Loạn trương lực cơ là bệnh lý rối loạn vận động, làm mất điều hòa sự phối hợp giữa não bộ và tủy sống dẫn đến những cử động hay vận động tự động, không do kiểm soát, lặp đi lặp lại bất thường. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ, có thể liên quan đến di truyền, dùng thuốc, tâm lý hoặc môi trường tác động. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Tuy nhiên đó không phải là biện pháp điều trị dứt điểm.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn trương lực cơ

  • Co thắt cơ không tự chủ dẫn đến xoắn vặn và các cử động lặp đi lặp lại;

  • Có những tư thế bất thường.

Triệu chứng có thể nặng hơn khi mệt mỏi hoặc căng thẳng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có biểu hiện co giật vô thức và liên tục, bệnh nhân nên đến bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến loạn trương lực cơ

Đây là bệnh vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Các yếu tố tác động phổ biến sau đây:

  • Do bẩm sinh đột biến nhiễm sắc thể gây rối loạn vận động.

  • Có thể liên quan đến đặc thù công việc hoặc di truyền.

  • Do tác dụng của vài loại thuốc.

  • Do môi trường xung quanh.

  • Do tâm lý.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị loạn trương lực cơ?

Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở độ tuổi nào.

Nếu bạn có người cùng huyết thống từng mắc loạn trương lực cơ thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.

Ngoài ra, bệnh có thể là hậu quả của đột biến gen hay do tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán loạn trương lực cơ

Các bác sĩ có thể chẩn đoán loạn trương lực cơ bằng cách:

Hỏi bệnh sử, tiền sử bản thân, gia đình của bệnh nhân.

Khám thần kinh và khám tổng quát.

Đánh giá tính chất loạn trương lực cơ, bao gồm:

Tuổi khởi phát triệu chứng.

  • Phân bố vùng cơ thể ảnh hưởng.

  • Tiến triển bệnh.

  • Yếu tố ảnh hưởng lên tình trạng loạn trương lực cơ.

Bác sĩ cũng sẽ đề nghị thêm xét nghiệm hình ảnh học (đặc biệt là chụp hình cộng hưởng từ não bộ – MRI), điện cơ, điện não, xét nghiệm gen và các xét nghiệm máu khác… nếu thấy cần thiết.

Phương pháp điều trị loạn trương lực cơ hiệu quả

Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm bệnh mà chỉ có thể giảm bớt triệu chứng.

Có 3 phương pháp chính để điều trị:

  • Thuốc uống: Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như: Trihexyphenidyl, levodopa, thuốc đồng vận dopamin, baclofen, clonazepam.

  • Tiêm botulinum toxin vào nơi bị loạn trương lực cơ.

  • Phẫu thuật: Được bác sĩ chỉ định với trường hợp nặng.

Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể tập vật lý trị liệu chức năng để bổ trợ.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của loạn trương lực cơ

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị

  • Không uống thuốc quá liều hoặc không có chỉ định của bác sĩ.

  • Dừng thuốc ngay nếu cơ thể có biểu hiện lạ.

  • Nên xét nghiệm di truyền trước khi quyết định mang thai.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng rau xanh, ít chất béo.

  • Giảm lượng muối.

  • Dùng các loại thực phẩm chứa carbohydrates có trong yến mạch, chuối, khoai lang.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *