Tìm hiểu chung
Múa giật là gì?
Múa giật thường xảy ra sau khi bệnh nhân sốt, nhiễm khuẩn, khiến bệnh nhân đột ngột vận động không tự chủ, giật cục, không có quy luật, đồng thời sa sút trí tuệ. Cũng có khi bệnh nhân chỉ biểu hiện các động tác vụng về trong sinh hoạt.
Bệnh có liên quan đến sự tạo kháng thể: các kháng thể này có phản ứng chéo giữa liên cầu khuẩn và các nơ-ron thần kinh.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh múa giật
Các tín hiệu bất thường từ não khiến người bệnh gặp vấn đề trong việc kiểm soát các cơ của cơ thể mình.
-
Vận động không tự chủ, giật cục, không có quy luật, thường tập trung ở ngọn chi, không đối xứng. Có lúc biểu hiện với các động tác vụng về trong sinh hoạt, nhưng cũng có lúc bệnh nhân biểu hiện rất mạnh mẽ, vô hướng gây nguy hiểm;
-
Bệnh nhân luôn trong trạng thái vận động không được nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến cuộc sống;
-
Khi bệnh nhân ngủ, các động tác giảm nhưng vẫn có thể có các động tác múa vờn.
Triệu chứng ban đầu: toàn thân mệt mỏi, tinh thần bất an, kích thích. Sau đó các động tác múa giật xuất hiện, từ các động tác vụng về tiến triển đến các động tác xuất hiện nhiều hơn và lan tỏa toàn thân.
Các động tác này tiến triển nặng lên trong vòng một tuần và sau đó tự giảm dần.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bất cứ khi nào bạn có những động tác không tự chủ và gây ảnh hưởng đến cuộc sống như các triệu chứng nêu trên thì nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh múa giật
Có rất nhiều nguyên nhân sinh bệnh, có thể gây ảnh hưởng cho bệnh nhân tạm thời nhưng cũng có khi kéo dài ảnh hưởng cuộc sống. Các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:
-
Di truyền.
-
Bệnh Huntington.
-
Bệnh Wilson: Múa giật, múa vờn kịch phát.
-
Bệnh não không tiến triển: Bại não, tổn thương thời kỳ chu sinh.
-
Chorea Sydenham.
-
Chorea thời kỳ có thai.
-
Nhiễm độc thuốc.
-
Thuốc chống loạn thần.
-
Lithium.
-
Phenytoin.
-
Thuốc uống ngừa thai.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ múa giật?
Mọi độ tuổi và giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh. bệnh phổ biến ở trẻ từ 5 – 15 tuổi.
Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới.
Yếu tố làm tăng nguy cơ múa giật, bao gồm:
-
Sốt do thấp, xuất hiện sau giai đoạn sốt nhiễm liên cầu khuẩn cấp một vài tháng. Bệnh nhân có tiền sử sốt do thấp có thể phát bệnh muộn khi gặp các yếu tố thuận lợi như dùng thuốc tránh thai, phenytoin, thai nghén.
-
Người có tiền sử thấp khớp, nên phụ nữ mang thai dễ bị múa giật thai nghén.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán múa giật
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh múa giật bằng cách:
-
Xem xét các triệu chứng của người bệnh, hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.
-
Xét nghiệm máu.
-
Đo tốc độ lắng hồng cầu (ESR).
Phương pháp điều trị múa giật hiệu quả
Chorea Sydenham:
-
Dùng các thuốc nhóm salicylate, kháng histamin, penicillin, corticoid, pyridoxin, axit valproic và kháng dopamin.
-
Cắt thuốc nếu thấy bệnh không thuyên giảm.
-
Bệnh thường thuyên giảm nhanh, tiên lượng tốt nhưng nguy cơ tái phát cao. 1/3 bệnh nhân có các di chứng (vụng về, tăng kích thích, sợ sệt).
Chorea Huntington:
Điều trị nhằm làm giảm triệu chứng, có thể dùng các thuốc kháng dopamin:
-
Tiền synap (tetrabenazine, reserpine);
-
Sau synap (haloperidol).
Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc này nặng nề nên không được dùng cho các trường hợp Huntington nặng. Những bệnh nhân thiểu động và tăng trương lực cơ có thể dùng các thuốc điều trị Parkinson.
Các bệnh nhân trầm cảm nên dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
Tùy vào thể trạng của người bệnh, nguyên nhân gây bệnh và diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của múa giật
Người bệnh cần lưu ý:
-
Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
-
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng:
-
Nên chia nhỏ bữa ăn, có thể ăn hơn ba bữa mỗi ngày.
-
Cân bằng dinh dưỡng, không nên để bệnh nhân quá mập.
-
Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ ăn.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
-
Thời kỳ thai nghén các bà mẹ nên khám thai định kỳ 3 tháng một lần để được quản lý thai nghén tốt và tiên lượng sinh nở.
-
Nếu đẻ khó cần chọn nơi sinh có kỹ thuật tốt.
-
Theo dõi trẻ từ nhỏ đề phòng mắc bệnh và kịp thời chữa trị.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.