Tìm hiểu chung

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea Syndrome, gọi tắt là SAS) là rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, khi ngủ ngưng thở từng lúc dẫn đến thiếu oxy máu. Tồn tại một vài loại chứng ngưng thở, nhưng phổ biến nhất là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Xảy ra do cơ cổ họng liên tục thư giãn và chặn đường thở trong khi ngủ.

Các loại ngưng thở khi ngủ như:

  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Luồng khí thở bị cản lại ở tỵ hầu, nhưng cơ hoành và các cơ hô hấp vẫn hoạt động.
  • Ngưng thở trung tâm khi ngủ: Các cơ liên sườn và cơ hoành đều không hoạt động.
  • Ngưng thở hỗn hợp: là sự kết hợp cả 2 loại trên.

Dấu hiệu đáng chú ý nhất của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là ngáy, mặc dù không phải tất cả những người ngáy đều mắc phải bệnh này.

Ngưng thở khi ngủ thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, đặc biệt phổ biến ở những người thừa cân. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể mắc chứng bệnh này.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường có các biểu hiện như:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày;
  • Ngáy ngủ;
  • Ngưng thở trong khi ngủ;
  • Thức giấc đột ngột kèm theo khó thở;
  • Thức tỉnh với khô miệng hoặc đau họng;
  • Đau đầu buổi sáng;
  • Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm;
  • Mất ngủ;
  • Hay ngủ gật ban ngày;
  • Tỉnh giấc nhiều lần về đêm do thiếu oxy. Đêm ngủ hay ngáy to, ngột ngạt, hay có vận động bất thường trong lúc ngủ;
  • Nhức đầu buổi sáng;
  • SaO2 giảm.
  • Dần dần người bệnh ngưng thở khi ngủ có những thay đổi về cá tính, nhân cách, khả năng làm việc trí óc, quan hệ tình dục suy giảm.

Những biến chứng có thể gặp khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Đây được coi là một căn bệnh nghiêm trọng, nếu không sớm được điều trị, việc ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những biến chứng sau:

  • Các vấn đề về tim mạch.
  • Mệt mỏi ban ngày.
  • Các biến chứng với thuốc và phẫu thuật. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể có nhiều khả năng biến chứng sau phẫu thuật lớn bởi vì họ dễ bị khó thở, đặc biệt là khi gây mê và nằm ngửa
  • Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Ngáy có thể làm cho những người xung quanh không nghỉ ngơi tốt và cuối cùng phá vỡ các mối quan hệ.
  • Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng có các vấn đề về trí nhớ, đau đầu buổi sáng, thay đổi tâm trạng hay cảm xúc của bệnh trầm cảm, và cần phải đi tiểu thường xuyên vào ban đêm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng tắc nghẽn khi ngủ là do các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp.

Các nguyên nhân khác dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bao gồm:

  • Ngạt mũi.
  • Khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn.
  • Quá phát amidan.
  • Lưỡi lớn và đầy.
  • Họng miệng và hạ họng hẹp do niêm mạc và mô dưới niêm mạc quá dày.
  • Hàm nhỏ.
  • Hàm đưa ra sau.
  • Xương móng thấp hơn bình thường.
  • Béo phì.
  • Hội chứng Down.
  • Suy giáp.
  • Bệnh to cực.
  • U, phẫu thuật ung thư và tia xạ ở mũi họng gây phù nề hoặc xơ sẹo.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ?

Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Tuy nhiên, người lớn tuổi, và đặc biệt là người thừa cân thường bị ảnh hưởng hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bao gồm:

  • Bất thường giải phẫu đường hô hấp trên (phì đại amidan, hàm nhỏ, hàm ra sau).
  • Người thân của bệnh nhân ngưng thở khi ngủ có nguy cơ gần gấp đôi, kể cả không béo phì.
  • Nhược giáp, mổ bướu giáp và tổn thương hệ cơ kiểm soát đường hô hấp.
  • Nghiện rượu làm giảm trương lực cơ đường hô hấp trên.
  • Thuốc an thần, thuốc gây nghiện làm giảm cơ chế thức tỉnh, khiến bệnh nặng thêm.
  • Bệnh di truyền (hội chứng Down, hội chứng Apert,…).
  • Rối loạn nội tiết: nhược giáp, to đầu chi.
  • U, phẫu thuật ung thư và tia xạ ở mũi họng gây phù nề hoặc xơ sẹo.
  • Nghẹt mũi kinh niên.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Hút thuốc lá. Hút thuốc lá nhiều khả năng có cơn ngưng thở khi ngủ gần gấp ba lần.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ

Dựa trên dấu hiệu – triệu chứng bác sĩ có thể thực hiện chẩn đoán. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Nghiên cứu giấc ngủ đêm.
  • Phương pháp đo oxy.
  • Kiểm tra biến đổi của tim phổi.

Phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ hiệu quả

  • Đối với trường hợp nhẹ của chứng bệnh này, bệnh nhân có thể được khuyên thay đổi lối sống chẳng hạn như giảm cân hoặc bỏ hút thuốc.
  • Nếu những biện pháp này không cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng hoặc nếu ngưng thở trung bình đến nặng thì có thể sử dụng các thiết bị giúp mở đường thông khí bị chặn.

Trong 1 vài trường hợp cần thiết có thể phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Áp lực tích cực đường thở.
  • Sử dụng máy CPAP.
  • Thiết bị đặt miệng.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Để ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tự chăm sóc bản thân và duy trì một lối sống lành mạnh là cách thích hợp nhất.

Một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Giảm trọng lượng. Ngay cả một sự giảm nhẹ cân quá mức có thể giúp làm giảm co thắt đường thở.
  • Tránh uống rượu và thuốc an thần như thuốc ngủ. Thư giãn các cơ ở mặt sau của cổ họng, can thiệp vào hơi thở.
  • Ngủ nghiêng hay hơn là nằm ngửa. Ngủ ngửa có thể làm cho lưỡi và vòm miệng giãn đến mặt sau của cổ họng và chặn đường thở.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *