Tìm hiểu chung
Nhiễm Candida là bệnh gì?
Nhiễm Candida là trường hợp cơ thể bị nhiễm nấm. Tùy vào vị trí nhiễm bệnh mà sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nấm xuất hiện phổ biến nhất ở vùng da, niêm mạc và ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, gây ra các bệnh lý như viêm âm đạo, tưa lưỡi, nhiễm nấm đường ruột. Candida có thể gây khó chịu cho người bệnh nhưng hiếm khi đe dọa tính mạng, chỉ trong một số tường hợp nhiễm nấm Candida nặng thì phải được điều trị kịp thời. Hiện tại đã có thuốc để điều trị bệnh do nấm Candida gây ra nhưng do tình trạng kháng thuốc của loại nấm này ngày càng nhiều nên việc điều trị cũng rất khó khăn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm Candida
Nấm Candida là loại nấm sống hoại sinh có thể tồn tại ở trên da và nhiều bộ phận trong cơ thể con người như dạ dày, miệng, phế quản, đường ruột, âm đạo,… Do đó, tùy vào bộ phận bị nhiễm nấm mà sẽ có các triệu chứng khác nhau:
Nhiễm nấm Candida ở cơ quan sinh dục:
-
Đối với nữ:
-
Âm đạo sưng đỏ – đau rát, nhất là khi quan hệ tình dục và đi tiểu;
-
Ngứa ngáy vùng kín thường xuyên;
-
Huyết trắng (khí hư) ra nhiều bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu;
-
Cảm giác đau buốt xuất hiện khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu hoặc mủ.
-
-
Đối với nam:
-
Bao quy đầu sưng đau, đặc biệt khi va chạm hoặc giao hợp;
-
Đầu dương vật nóng và ngứa rát, nổi mẩn đỏ bên dưới lớp da bao quy đầu;
-
Tiểu tiện có cảm giác buốt rát ở lỗ tiểu, tiểu lắt nhắt, ngắt quãng;
-
Bựa sinh dục màu trắng đục kèm theo mùi hôi tích tụ ở dưới bao quy đầu.
-
Một số triệu chứng của nhiễm nấm Candida:
-
Da có những đốm đỏ hoặc trắng gây ngứa rát và đôi khi bị viêm.
-
Khí hư chuyển màu thành trắng đục hoặc trắng xanh, trường hợp nặng có thể chuyển sang màu vàng đậm.
-
Khi giao hợp bị chảy máu
-
Ở miệng, nấm Candida có thể làm tưa miệng, tưa lưỡi. Trên lưỡi và miệng xuất hiện những đốm trắng. Nướu răng cũng có thể bị lở loét.
Tác động của nhiễm Candida đối với sức khỏe
Nhiễm nấm Candida để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm:
-
Bệnh u xơ cổ tử cung
-
Viêm loét âm đạo
-
Tắc vòi trứng
-
Viêm buồng trứng
-
Vô sinh hiếm muộn
-
Viêm đường tiết niệu
-
Viêm bao quy đầu
-
Viêm tuyến tiền liệt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh không gây tử vong nhưng có ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc sống nên khi bạn phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên thì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm Candida
Nấm Candida là nấm men thường tồn tại và phát triển trong môi trường ẩm ướt, nơi có môi trường pH phù hợp chúng sẽ sản sinh nhanh. Chúng sống với số lượng nhỏ trên da, trong đường tiêu hóa và âm đạo của bất cứ ai. Hệ thống miễn dịch và các vi khuẩn có lợi có nhiệm vụ ngăn chặn nấm men không phát triển quá mức trong cơ thể. Với một số lượng lớn, chúng có thể gây nhiễm trùng và khiến các vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt vì nhiều lý do, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, dẫn đến các cơ quan hoạt động này yếu đi.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh sẽ khó khăn trong việc điều trị dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như u xơ tử cung, viêm lở loét âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bao quy đầu, viêm tuyến tiền liệt.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ nhiễm Candida?
Ai cũng có nguy cơ nhiễm nấm Candida, trong đó phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới. Với những môi trường ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển và lây nhiễm.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida:
-
Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không đúng cách hoặc quá kỹ.
-
Quan hệ tình dục không an toàn hoặc với nhiều người khác nhau.
-
Sức khỏe, sức đề kháng yếu (thai phụ, bệnh nhân tiểu đường hoặc người mắc bệnh HIV-AIDS, người dùng xạ trị, hóa trị để điều trị ung thư).
-
Hệ cơ quan sinh sản và tiết niệu bị tổn thương (do các thủ thuật ngoại khoa, nạo phá thai).
-
Thói quen ăn thực phẩm ngọt.
-
Dùng thuốc kháng sinh, corticoid.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm Candida
Sau khi quan sát dấu hiệu lâm sàng và tuỳ từng vị trí phát bệnh mà bệnh phẩm có thể là: dịch đờm, dịch âm đạo, vẩy da, chất ngoáy họng… Bệnh phẩm được soi tươi và nhuộm gram, eosin, hematoxylin thấy nhiều tế bào men hình bầu dục, có chồi, có thể có sợi nấm giả. Các phương pháp xét nghiệm được áp dụng:
-
Thử nghiệm huyết thanh (test mầm giá đậu).
-
Cấy nấm vào huyết thanh thỏ, để ở 370C trong 4 – 6 giờ. Lấy huyết thanh soi tươi dưới kính hiển vi, nếu nấm phát triển có ống mầm giống giá đỗ, đó là Candida albicans, nếu chỉ có tế bào hạt men là các Candida khác.
Phương pháp điều trị nhiễm Candida hiệu quả
Nhiễm nấm Candida có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường như làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, hay nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục như gây tắc vòi trứng, phụ nữ dễ mắc phải vô sinh hiếm muộn. Vì vậy mà việc điều trị bệnh sớm ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên là việc rất cần thiết. Tùy vào vị trí nhiễm nấm mà người bệnh sẽ được các bác sĩ có phương án điều trị thích hợp như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc bôi ngoài da, hay thuốc rửa để vệ sinh.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Để tránh nhiễm nấm Candida, cần nên lưu ý:
-
Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, ít chất đường và carbohydrate.
-
Nên ăn sữa chua thường xuyên để cân bằng vi khuẩn đường ruột của bạn.
-
Không quá lạm dụng xà phòng thơm, băng vệ sinh, nước rửa, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ…
-
Khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai và steroid cần có ý kiến của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
-
Tránh căng thẳng quá mức vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.
-
Không nên mặc đồ lót quá chật, nên dùng loại vải bông.
-
Không nên mặc quần tây, quần jean quá chật.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.