Tìm hiểu chung

Nhiễm giun chỉ là bệnh gì?

Nhiễm giun chỉ là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do một loại giun có hình dạng giống sợi chỉ gây ra, thường xuất hiện ở vùng nóng ẩm, nhiều muỗi; chúng sẽ mang ấu trùng giun lây sang cho người. Giun chỉ thường kí sinh trong hệ thống bạch huyết làm tổn thương đến vùng này, gây phù to ở các chi.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun chỉ

Ở giai đoạn đầu khi nhiễm giun chỉ thường không có biểu hiện ra ngoài. Khi nhiễm giun chỉ, nó thường gây ảnh hưởng đến các chi và cơ quan sinh dục. Triệu chứng của nhiễm giun chỉ xảy ra rất chậm, phải mất nhiều năm sau đó người bệnh mới phát hiện ra các triệu chứng:

  • Cơ thể bị nhiễm sẽ sưng lên và dần mất chức năng do nhiễm trùng hệ thống bạch huyết (phù bạch huyết).
  • Khi giun chỉ kí sinh trong hệ thống bạch huyết sẽ làm tổn thương hệ thống, khiến cho làn da trở nên thô ráp và dày lên. Dễ thấy nhất là tứ chi bị phù (còn gọi là phù chân voi) hoặc viêm bộ phận sinh dục.
  • Nhiễm giun chỉ cũng có thể gây sốt, nhức đầu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Do bệnh rất khó để phát hiện nên khi bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng đã nêu trên thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun chỉ  

Nguyên nhân gây bệnh chính là các loài thuộc nhóm giun chỉ. Hiện trên thế giới có khoảng 3 loài. Riêng tại Việt nam chỉ thấy 2 loài là W. bancrofti và B. malayi.

  • W. bancrofti: Thường xuất hiện ở hệ bạch huyết bẹn và nách.
  • B. malayi: Thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và thận.

Ấu trùng giun chỉ và giun chỉ trưởng thành không tồn tại trong môi trường tự nhiên mà tồn tại trong cơ thể người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh. Vì vậy khi người bị muỗi nhiễm bệnh cắn, giun sẽ đi xuyên qua da vào trong cơ thể người, đến các mạch bạch huyết và gây nhiễm trùng.

Tiếp tục theo chu trình đó, khi muỗi chưa nhiễm giun hút máu người bị nhiễm giun chỉ thì ấu trùng giun chỉ sẽ đi vào dạ dày của muỗi và dần dần di chuyển lên tuyến nước bọt của chúng. Sau khi muỗi đốt người, ấu trùng giun chỉ lại truyền sang cho người.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị nhiễm giun chỉ?

Bệnh nhiễm giun chỉ có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bệnh dễ phát tán mạnh ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, châu Á và Tây Thái Bình Dương.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun chỉ, bao gồm:

  • Sống trong khu vực có nhiều ao tù nước đọng, các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
  • Sống trong khu vực có người nhiễm giun chỉ.
  • Bị muỗi đốt nhiều lần.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm giun chỉ

Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm giun chỉ bằng cách:

Dựa vào các triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm máu để kiểm tra có ấu trùng giun chỉ trong máu hay không, hoặc xét nghiệm nước tiểu.

Ngoài ra còn có thể xét nghiệm miễn dịch hoặc siêu âm, chụp mạch bạch huyết, sinh thiết hạch bạch huyết để phát hiện giun chỉ trưởng thành.

Phương pháp điều trị nhiễm giun chỉ hiệu quả

Bệnh nhân khi phát hiện bị nhiễm giun sẽ được bác sĩ kê thuốc chống ký sinh trùng. Thuốc thường được dùng trong các trường hợp là diethylcarbamazine (DEC). Tùy vào tình trạng nhiễm giun mà bác sĩ sẽ kê số lượng thuốc cần dùng khác nhau. sau khi sử dụng DEC, bạn có thể gặp một số hiện tượng như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn,… do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Tuy nhiên các vấn đề này không cần phải điều trị hoặc ngưng dùng thuốc.

Trong trường hợp bệnh chuyển biến ra bên ngoài như phù các chi có thể được đề nghị phẫu thuật.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm giun chỉ

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh nhiễm giun chỉ.
  • Phát động chiến dịch vệ sinh phòng bệnh, ngủ màn thường xuyên để tránh muỗi đốt.
  • Ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ.
  • Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất.
  • Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, không để ao tù nước đọng quanh nhà.
  • Khi có các dấu hiệu của nhiễm giun, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *