Tìm hiểu chung

Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Khối tế bào dạ dày, còn được gọi là khối u dạ dày là rất hiếm. Polyp dạ dày có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Bệnh thường được phát hiện ở các bệnh nhân khi nội soi đường tiêu hóa trên hoặc khi dạ dày xuất hiện các vết loét chảy máu. Nguyên nhân là do phản ứng viêm nhiễm hoặc do một số tổn hại khác ở lớp niêm mạc của dạ dày gây nên. Hầu hết các polyp dạ dày không trở thành ung thư, nhưng một số loại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày trong tương lai. Vì vậy, một số polyp dạ dày cần được loại bỏ còn một số khác lại không cần điều trị.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của polyp dạ dày

Polyp dạ dày không có những triệu chứng đặc hiệu. Nhưng khi phát triển to, polyp dạ dày có thể bị loét trên bề mặt gây xuất huyết, viêm nhiễm, đau tức. Nếu polyp bị tắc, đường lưu thông từ dạ dày đến ruột non có thể bị ảnh hưởng khiến đau bụng, xuất huyết dạ dày.

Các triệu chứng thường gặp :

  • Thường cảm thấy đau bụng, nhói theo từng cơn và đau nhiều khi bấm vào bụng;

  • Chảy máu dạ dày;

  • Buồn nôn và nôn nhiều.

Biến chứng có thể gặp khi bị polyp dạ dày

Polyp dạ dày có thể gây một số biến chứng. Biến chứng nguy hiểm nhất của polyp dạ dày là chảy máu do polyp gây loét dạ dày. Theo đó, nếu chảy quá nhiều máu có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Nguy hiểm nhất, từ polyp dạ dày đơn độc có thể phát triển thành nhiều polyp có thể gây ung thư. Đối với các loại polyp tăng sản có kích thước lớn hơn 2cm có nguy cơ trở thành ung thư cao hơn các polyp có kích thước nhỏ hơn 2cm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn gặp phải những triệu chứng nêu trên. Mặc dù polyp thường lành tính nhưng cũng không loại trừ một số trường hợp có thể bị biến chứng. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến polyp dạ dày

Polyp dạ dày hình thành do phản ứng viêm nhiễm hoặc do một số tổn hại khác ở lớp niêm mạc của dạ dày.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc polyp dạ dày?

Bệnh xảy ra đối với mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp chủ yếu là ở những người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi.  Bạn có thể tham khảo những yếu tố nguy cơ để có biện pháp phòng tránh bệnh Polyp dạ dày hiệu quả nhất.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày, bao gồm:

  • Người lớn tuổi, đặc biệt là từ 50 tuổi trở lên thường có nguy cơ bị Polyp dạ dày nhiều hơn.

  • Nhiễm khuẩn H.pylori (HP) khiến bệnh nhân mắc chứng viêm dạ dày, góp phần tăng nguy cơ polyp u tuyến. Khuẩn HP thường được phán đoán tồn tại trong thực phẩm và nước.

  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày trong thời gian dài.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán polyp dạ dày

Để chuẩn đoán polyp dạ dày, bác sĩ thường áp dụng các biện pháp nội soi để xem tình trạng bên trong dạ dày của bệnh nhân. Đồng thời lấy mẫu mô tại phần dạ dày bị ảnh hưởng để sinh thiết, xác định nguy cơ polyp dạ dày.

Phương pháp điều trị polyp dạ dày hiệu quả

Khối polyp nhỏ mà không phải là u tuyến có thể không cần điều trị. Các khối u thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng và chỉ số ít phát triển thành ung thư. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi định kỳ khối u dạ dày. Có thể nội soi để xem liệu khối u dạ dày có phát triển không. Khối u có triệu chứng xấu có thể được cắt bỏ.

Điều trị để cắt bỏ khối u dạ dày có thể được đề nghị nếu khối u là u tuyến hoặc nếu chúng có đường kính lớn hơn 1cm. Hầu hết các khối u có thể được cắt bỏ trong quá trình nội soi.

Nếu có viêm dạ dày do vi khuẩn H.pylori trong dạ dày, nên tiêu diệt các vi khuẩn với kháng sinh.  Điều trị diệt vi khuẩn H.pylori có thể làm cho khối u tăng sản biến mất. Cũng có thể ngăn chặn khối u tái phát. Các xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định xem có vi khuẩn H.pylori hay không và kê đơn thuốc kháng sinh trong vài tuần để diệt vi khuẩn H.pylori.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của polyp dạ dày

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Để phòng tránh polyp dạ dày, bạn nên:

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả và thực phẩm ít béo.

  • Không hút thuốc lá.

  • Tránh uống rượu.

  • Tập thể dục thường xuyên và đều đặn các ngày trong tuần.

  • Giảm cân nếu bạn thừa cân.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *