Tìm hiểu chung

Polyp đại tràng là bệnh gì?

Polyp đại tràng là tình trạng trên bề mặt đại tràng (ruột già) xuất hiện khối u nhỏ. Có thể có một hoặc nhiều khối u. Phần lớn các polyp ở dạng lành tính nhưng một số trường hợp là ác tính và có thể gây chảy máu. Thông thường polyp đại tràng không biểu hiện triệu chứng, người bệnh chỉ biết khi kiểm tra sức khỏe hoặc làm xét nghiệm. Nguyên nhân là do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Khối u có thể được loại bỏ bằng cách phẫu thuật hoặc nội soi.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của polyp đại tràng

Đa số polyp đại tràng không có triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ. Một số trường hợp gặp phải các triệu chứng như là:

  • Chảy máu từ hậu môn;

  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần;

  • Polyp lớn có thể gây đau quặn bụng hoặc gây tắc ruột;

  • Trong phân có máu, máu có thể làm phân đen, hoặc nó có thể hiển thị như là vệt màu đỏ trong phân.

Polyp có thể phát triển thành hai dạng là polyp có cuống, và polyp không cuống. Các loại polyp có dạng phẳng, không cuống, kích thước nhỏ thường có khả năng ung thư cao hơn loại polyp lớn.

Polyp tuyến là tế bào tuyến lót bên trong ruột già, chúng rất nguy hiểm và có nhiều khả năng sẽ phát triển thành ung thư.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù polyp đại tràng phổ biến là lành tính nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp là ác tính gây ung thư. Hãy đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng trên để biết chính xác tình trạng khối u trong đại tràng hoặc khi bạn quan tâm đến sức khỏe của mình và muốn đi kiểm tra.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến polyp đại tràng

Cho đến nay thì nguyên nhân dẫn đến polyp đại tràng vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Các nguyên nhân được cho là tác nhân gây ra polyp đại tràng:

  • Đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp.

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Ăn quá nhiều chất béo, thịt nhưng lại hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả,…

  • Yếu tố di truyền.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng?

Bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh polyp đại tràng nhưng phần lớn gặp ở người trung niên trên 50 tuổi và người bị béo phì.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng, bao gồm:

  • Tuổi tác càng lớn càng có khả năng mắc bệnh polyp đại tràng càng cao.

  • Người mắc bệnh béo phì.

  • Bị viêm đại trực tràng mạn tính.

  • Từng bị ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng trước 50 tuổi.

  • Từng có tiền sử bị khối u trước đó.

  • Yếu tố di truyền: Gia đình từng có người mắc bệnh polyp đại tràng.

  • Một thành viên nào đó trong gia đình đã có ung thư ruột già, còn được gọi là ung thư ruột kết.

  • Có tiền sử bệnh ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng trước 50 tuổi.

  • Nghiện rượu, thuốc lá.

  • Lười vận động.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán polyp đại tràng

Bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm dưới đây để tìm polyp đại tràng:

  • Chụp cản quang đại tràng: Đặt một bari được gọi là chất lỏng vào đại tràng rồi dùng X-quang chụp ruột già. Bari sẽ làm cho lòng ruột có màu trắng và giúp dễ nhìn trong hình ảnh. 

  • Soi đại tràng sigma: Quan sát một phần ba đoạn cuối của ruột già.

  • Nội soi đại tràng: Giúp bác sĩ có thể quan sát toàn bộ đại tràng và lấy mẫu sinh thiết kiểm tra xem là khối u lành tính hay ác tính.

  • Xét nghiệm phân: Dùng mẫu phân để thử nghiệm tìm dấu hiệu của ung thư, ví dụ như sự thay đổi DNA và máu.

Phương pháp điều trị polyp đại tràng hiệu quả

Polyp thường được loại bỏ thông qua nội soi đại tràng.

Những khối u lớn hoặc khó cần phẫu thuật mở ổ bụng để có thể loại bỏ dứt điểm.

Trường hợp bệnh liên quan đến hội chứng ung thư đại tràng di truyền (FAP), bệnh nhân được đề nghị phẫu thuật cắt bỏ đại tràng để phòng tránh ung thư.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của polyp đại tràng

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và hạn chế thực phẩm giàu chất béo.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh.

  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá,…


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *