Tìm hiểu chung
Polyp túi mật là gì?
Polyp túi mật là một tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là người trưởng thành. Đa số polyp túi mật là lành tính, chúng chỉ là các khối cholesterol được tích tụ chứ không phải là các tế bào ung thư. Tuy nhiên, polyp túi mật cũng có thể là các khối u nhỏ, một số trong đó có thể là ung thư. Thông thường, polyp túi mật không gây nên triệu chứng nào. Nếu có thì có thể là những cơn đau quặn, nôn, đầy bụng.
Polyp túi mất có kích thước càng lớn, càng có nguy cơ cao bị ung thư túi mật, vì vậy các bác sĩ thường khuyên cắt bỏ túi mật ở bệnh nhân có polyp túi mật lớn. Những polyp nhỏ hơn ít có khả năng phát triển thành ung thư hơn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của polyp túi mật
Polyp túi mật không gây ra bất kì triệu chứng nào. Nếu có thì sẽ là những cơn đua quặn mật, thường do sỏi mật gây nên nhưng nếu không tìm thấy sỏi trong mật thì đó có thể là do polyp túi mật gây ra.
Cơn đau xảy ra ở vùng hạ sườn phải, đau âm ỉ, đau nhói hoặc đau từng cơn và đau sau bữa ăn. Ngoài ra bạn có thể gặp những triệu chứng sau:
-
Nôn;
-
Đầy bụng;
-
Ăn uống chậm tiêu.
Biến chứng có thể gặp khi bị polyp túi mật
Nếu polyp túi mật có kích thước quá lớn mà không cắtt bỏ kịp thời có thể phát triển thành ung thư hoặc các bệnh liên quan đến túi mật như viêm túi mật, ứ trệ dịch mật. Cho nên việc phát hiện sớm và có các biện pháp dự phòng, can thiệp kịp thời là rất quan trọng để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn khi xuất hiện những triệu chứng trên hoặc khi nghi ngờ bản thân mình có khả năng mắc bệnh polyp túi mật. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến polyp túi mật
Trên thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chính xác nguyên nhân hình thành polyp túi mật. Có những yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến polyp túi mật như là:
-
Chức năng gan mật kém.
-
Nồng độ đường máu, mỡ máu cao.
-
Béo phì.
-
Thói quen ăn uống không điều độ.
-
Nhiễm virus viêm gan.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị polyp túi mật?
Polyp túi mật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trưởng thành.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc polyp túi mật, bao gồm:
Polyp túi mật có thể liên quan đến các yếu tố sau:
-
Trong gia đình có người từng mắc bệnh polyp túi mật cũng làm tăng khả năng bị bệnh polyp túi mật.
-
Bệnh nhân có hội chứng polyposis bẩm sinh như Peutz-Jeghers và hội chứng Gardner.
-
Những người trên 60 tuổi và có tiền sử mắc các bệnh như sỏi mật, viêm đường mật nguyên phát.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán polyp túi mật
Bác sĩ xem xét các triệu chứng của bạn, hỏi về tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng và làm thêm một vài xét nghiệm để chẩn đoán polyp túi mật. Các xét nghiệm bao gồm:
-
Siêu âm: Qua siêu âm có thể nhìn thấy polyp túi mật trên hình ảnh siêu âm và sau đó tính toán được kích thước, độ nguy hiểm của khối polyp.
-
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Giúp bác sĩ có thể đánh giá được khả năng phát triển thành tế bào ung thư của polyp túi mật.
Phương pháp điều trị polyp túi mật hiệu quả
Đối với những polyp nhỏ (dưới 1cm) thì khoảng 90% là lành tính. Bạn có thể không cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật, thay vào đó có thể theo dõi thường xuyên và tái đánh giá bất kỳ thay đổi đáng ngờ nào có thể cho thấy đó là ung thư túi mật.
Một số sự gợi ý về polyp có khả năng chuyển thành ung thư là: polyp lớn hơn 1cm, có bề mặt tiếp xúc lớn với niêm mạc túi mật, hình không đều đặn, phát triển nhanh chóng. Đối với những trường hợp này, việc cắt bỏ túi mật là điều cần thiết để ngăn chặn ung thư.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của polyp túi mật
Chế độ sinh hoạt:
-
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
-
Tập thể dục đều đặn để tránh nguy cơ béo phì.
-
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Chế độ dinh dưỡng:
-
Chế độ ăn uống phải thanh đạm, tức là phải giảm cholesterol xấu trong máu. Nên ăn các loại yến mạch, các loại hạt, đậu, thay chất béo từ thực vật bằng động vật, tăng ăn cá hồi thay thịt động vật…
-
Không nên uống rượu, cà phê; thay vào đó nên dùng trà xanh.
-
Nên chọn ăn thịt nạc, cá biển.
-
Ăn những loại rau, củ có chứa nhiều chất xơ và vitamin.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.