Tìm hiểu chung
Rối loạn ăn uống là gì?
Rối loạn ăn uống là liên quan đến thói quen ăn uống thất thường, gây ảnh hưởng tiêu cực thể chất, tinh thần và khả năng giải quyết các công việc quan trọng trong cuộc sống. Các rối loạn ăn uống thường gặp là chán ăn tâm thần, chứng ăn – ói và chứng cuồng ăn. Hầu hết các rối loạn ăn uống đều do bản thân quá chú trọng vào cân nặng, hình dáng, thực phẩm, dẫn đến chế độ ăn uống không đúng cách và khiến cơ thể không được nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bệnh cần phải được kết hợp điều trị tâm lý và thể chất.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ăn uống
Những triệu chứng phổ biến của rối loạn ăn uống bao gồm:
-
Cuồng ăn kiêng mặc dù thiếu cân;
-
Cân nặng thay đổi bất thường;
-
Luôn nói không với sử dụng thực phẩm chứa calo và chất béo;
-
Ăn uống không đa dạng món, thường chỉ ăn một loại duy nhất;
-
Trầm cảm hoặc hôn mê;
-
Tránh tiếp xúc với xã hội, gia đình và bạn bè;
-
Giai đoạn chuyển từ tình trạng ăn quá nhiều đến tuyệt thực.
-
Thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn cho có;
-
Hay phàn nàn về cân nặng và luôn nói về giảm cân;
-
Sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc nhuận tràng hoặc các sản phẩm thảo dược để giảm cân;
-
Tập thể dục quá mức.
Biến chứng có thể gặp khi bị rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống gây ra nhiều biến chứng như là:
-
Mắc các bệnh hệ thống;
-
Mắc bệnh trầm cảm hoặc bệnh rối loạn lo âu;
-
Suy nghĩ hoặc có hành vi tự tử;
-
Gặp vấn đề trong việc phát triển thể chất và tâm lý;
-
Lạm dụng các chất có hại cho sức khỏe;
-
Tử vong do suy kiệt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết thì những người bị rối loạn ăn uống nghĩ họ không cần điều trị. Vì vậy nếu thấy người thân trong gia đình có những dấu hiệu và triệu chứng trên, bạn hãy khuyên họ đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp họ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống
Hiện vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, cũng giống như những bệnh tâm thần khác, có nhiều nguyên nhân đẫn đến rối loạn ăn uống bao gồm:
-
Di truyền: Trong gia đình có ngồi cùng huyết thống từng gặp chứng rối loạn ăn uống thì nguy cơ cao bạn sẽ mắc bệnh này.
-
Sức khỏe tâm lý và tình cảm: Những người bị rối loạn ăn uống thường có vấn đề về tâm lý và tình cảm, những vấn đề đó cũng góp phần gây ra bệnh. Những người này có thể tự ti, theo chủ nghĩ hoàn hảo, cầu toàn.
-
Xã hội: Một số người rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá, nhận xét của xã hội. Những điều đó tác động sâu sắc đến họ và khiến họ luôn phải tự thay đổi bản thân để nhận được sự nhìn nhận.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc rối loạn ăn uống?
Rối loạn ăn uống có thể gặp phải ở bất kì độ tuổi, giới tính nào nhưng có xu hướng xuất hiện ở những người vị thành niên và đặc biệt là những người phụ nữ trẻ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống, bao gồm:
-
Giới tính: Phụ nữ trẻ có thể mắc rối loạn ăn uống.
-
Tuổi tác: Mặc dù rối loạn ăn uống thường ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ nhỏ, thiếu niên và người trưởng thành, nhưng bệnh thường gặp hơn ở thanh thiếu niên.
-
Bệnh sử gia đình: Rối loạn ăn uống có nhiều khả năng do di truyền từ những người cùng huyết thống.
-
Rối loạn sức khỏe tâm thần: Những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
-
Ăn kiêng: Những người có thói quen ăn kiêng để giảm cân lâu ngày cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.
-
Căng thẳng: Áp lực từ học tập, làm việc và xã hội khiến cơ thể mệt mỏi, không có cảm giác ngon miệng.
-
Các vận động viên, diễn viên, vũ công phải giữ cân nặng phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn ăn uống
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, thói quen ăn uống của bạn. Nếu bị nghi ngờ đang mắc phải chứng rối loạn ăn uống, bạn sẽ được khám tổng quát, khám tâm lý cũng như làm các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Khám tổng quan để loại trừ những bệnh khác gây ra rối loạn ăn uống.
Đánh giá tâm lý: Bác sĩ tâm thần có thể sẽ hỏi những suy nghĩ, cảm giác và thói quen ăn uống của bạn. Bạn cũng cần hoàn thành bảng câu hỏi tự đánh giá tâm lý.
Xét nghiệm máu và nước tiểu.
Phương pháp điều trị rối loạn ăn uống hiệu quả
Việc điều trị phụ thuộc vào loại rối loạn ăn uống mà bạn đang gặp phải. Điều trị có thể bao gồm:
Điều trị tâm lý giúp bạn thay thay đổi thay đổi suy nghĩ tiêu cực về cân nặng, vóc dáng và thực phẩm.
Giáo dục dinh dưỡng giúp bạn xây dựng kế hoạch ăn uống của bản thân để đạt mức cân nặng phù hợp.
Nếu rối loạn ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, bạn cần phải nhập viện gấp.
Các loại thuốc hỗ trợ như thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn ăn uống
-
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
-
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
-
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
-
Bạn nên chia sẻ những khó khăn của mình với mọi người, không nên tự cô lập bản thân
-
Thay đổi suy nghĩ về vấn đề cân nặng, nên cho việc ăn uống là cách để giữ sức khỏe tốt.
-
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn có thể dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.