Tìm hiểu chung
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?
Rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh, nó là những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt, mà vốn dĩ là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau.
Đây là một triệu chứng thường gặp ở các chị em phụ nữ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng sinh sản. Nếu có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thì các chị em nên đến cơ sở sản phụ khoa sớm để được chẩn đoán và chữa trị, tránh để hậu quả về sau.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt bao gồm những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về: thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh. Kèm theo đó là các triệu chứng như:
-
Thay đổi chu kỳ hành kinh:
-
Trước kỳ: sớm hơn 7 ngày.
-
Sau kỳ: chậm hơn 7 ngày.
-
-
Thay đổi về tính chất:
-
Lượng máu ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.
-
Số ngày hành kinh ngắn hoặc dài.
-
Màu sắc huyết: tím, đỏ, nhạt.
-
Tính chất kinh: huyết đặc, loãng hoặc thành cục. Có mùi hôi khó chịu.
-
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bất cứ khi nào bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện khác thường trong thời kỳ nguyệt san về: thời gian, số lượng và lượng máu mất trong ngày hành kinh và tình trạng ấy kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn sớm. Bệnh tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau, cũng như nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe như: đau đầu, thiếu máu, u xơ tử cung…
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, có thể kể đến như:
-
Sự thay đổi tâm sinh lí (luôn bị mệt mỏi, căng thẳng và áp lực, stress) của phụ nữ trước ngày diễn ra kỳ nguyệt san.
-
Hoạt động của các tĩnh mạch ở hệ thống dẫn kinh kém nên kinh bị ùn ứ, ngưng trệ và xuất hiện muộn.
-
Mắc một trong số các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, dính buồng tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng cơ quan sinh sản…
-
Suy buồng trứng sớm.
-
Phụ nữ ở giai đoạn mang thai hoặc cho con bú.
-
Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường có nguy cơ rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý rất phổ biến ở nữ giới. Nó có thể xảy ra ở phụ nữ độ tuổi dậy thì, trong độ tuổi sinh đẻ và cả độ tuổi mãn kinh.
Phụ nữ cũng có nguy cơ mắc rối loạn kinh nguyệt cao hơn khi có các yếu tố sau đây tác động:
-
Thừa hoặc thiếu cân.
-
Người từng mang thai nhiều lần hoặc từng sảy thai.
-
Thường hút thuốc.
-
Thường xuyên căng thẳng và áp lực.
-
Trẻ em gái mới dậy thì hoặc phụ nữ mãn kinh cũng hay mắc phải.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh rối loạn kinh nguyệt
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi bệnh sử, xem xét ghi chú trong chu kì kinh, tần suất chu kì kinh và các triệu chứng để chẩn đoán.
Ngoài ra, các xét nghiệm lâm sàng khác cũng sẽ được chỉ định để hỗ trợ:
-
Kiểm tra vùng chậu, từ đó đánh giá cơ quan sinh sản và xác định xem cổ tử cung hoặc âm đạo có bị viêm hay không.
-
Xét nghiệm Pap smear để loại trừ khả năng ung thư hoặc các tình trạng bệnh cơ bản khác.
-
Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem sự mất cân bằng nội tiết tố có gây ra các vấn đề kinh nguyệt hay không.
-
Các xét nghiệm khác như: Sinh thiết nội mạc tử cung; Soi buồng tử cung; Siêu âm.
Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
Tùy theo nguyên nhân gây nên bệnh lý mà mỗi người sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau:
-
Nếu kinh nguyệt rối loạn do tâm lí: Chỉ cần cân bằng lại cuộc sống, sắp xếp lại một chế độ sống và làm việc khoa học.
-
Trường hợp kinh nguyệt rối loạn do bệnh lí: Cần điều trị theo đúng bệnh, đúng phương pháp. Phương pháp nội khoa điều trị rối loạn kinh nguyệt do kinh bị tắc ứ liên quan tới các rối loạn về nội tiết và hoạt động của các tĩnh mạch; giúp điều kinh, thông kinh và kinh nguyệt ổn định.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn kinh nguyệt
-
Uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả tươi.
-
Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho-mát.
-
Bổ sung các khoáng chất như: magie, canxi, dầu cá.
-
Hạn chế dùng đồ ăn chứa nhiều chất béo, cay, đồ đóng hộp, thức uống có chất kích thích (rượu, bia…).
-
Tập thể dục có thể giúp giảm đau bụng kinh.
-
Vệ sinh kinh nguyệt, thay băng vệ sinh sau khoảng từ 4 – 6 giờ sử dụng.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Thói quen sống không lành mạnh chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt. Vì thế cần lưu ý duy trì một chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để phòng tránh bệnh:
-
Uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
-
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng không thừa cũng không thiếu.
-
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
-
Tập thể dục thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe, tuy nhiên tránh tập luyện quá sức.
-
Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, trà đặc… đồng thời bỏ thuốc lá.
-
Tránh những thực phẩm không tốt và gây chứng rối loạn kinh nguyệt như: bột trắng, đường, bánh kẹo, thực phẩm có vị chua, gia vị cay nóng,…
-
Giữ bản thân ở trạng thái tâm lý ổn định, luôn vui vẻ, tránh áp lực tinh thần và stress.
-
Khám phụ khoa định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.