Tìm hiểu chung

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là bao gồm các triệu chứng trong hệ tiêu hóa, gây ra bởi sự co thắt không bình thường của các cơ vòng. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa từ miệng cho đến hậu môn. Tùy vào vị trí trong hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng sẽ có những triệu chứng cụ thể và có cách điều trị phù hợp.


Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa

  • Khó chịu ở vùng ngực, ho khan, chua miệng, viêm họng và khó nuốt;

  • Buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng;

  • Thói quen đại tiện thay đổi, lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón, đi đại tiện không đều đặn;

  • Bị đau bụng âm ỉ, thường là đau ở vị trí vùng bụng dưới bên trái, trong vài trường hợp có thể đau ở vùng sau lưng;

  • Mệt mỏi, chán ăn và sụt cân, ra mồ hôi vào ban đêm;

  • Chảy máu trực tràng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hệ tiêu háo là hệ thống rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động và phát triển của cơ thể. Vì thế, khi bị rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên hoặc khi bạn nghi ngờ mình bị rối loạn tiêu hóa, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa

Những nguyên nhân được cho là gây nên rối loạn tiêu hóa:

Thói quen ăn uống không lành mạnh, hợp lý như:

  • Ăn đồ ăn lạnh;

  • Thường xuyên đồ ăn vặt;

  • Thường xuyên sử dụng rượu,bia;

  • Vừa ăn vừa làm việc;

  • Ăn quá nhanh,quá no;

  • Ăn uống thất thường.

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.

Ảnh hưởng từ một số bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, viêm đại tràng co thắt,…

Công việc căng thẳng cũng là lý do dẫn đến rối loạn tiêu hóa.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là trẻ em.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa, bao gồm:

  • Béo phì.

  • Phụ nữ có thai.

  • Hút thuốc.

  • Tiểu đường.

  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.

  • Thoát vị cơ hoành dạ dày.

  • Liệt dạ dày.

  • Rối loạn mô liên kết.

  • Có các vấn đề về sức khỏe tâm thần.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn tiêu hóa

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng mà bạn gặp phải, hỏi về tiền sử bệnh lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, khám lâm sàng và thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán rối loạn tiêu hóa. Các xét nghiệm được dùng là:

  • Nội soi hệ tiêu hóa.

  • Chụp X-quang với thuốc cản quang bari thường cho kết quả chính xác nhất và loại trừ khả năng bị ung thư.

  • Kiểm tra độ pH và đo áp lực trong thực quản.

Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Phần lớn các trường hợp rối loạn tiêu hóa cần phải xác định đúng nguyên nhân và hướng dẫn người bệnh loại trừ nguyên nhân thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất. Ví dụ như:

  • Ngưng sử dụng thuốc kháng viêm như aspirin, steroid.

  • Ngừng hút thuốc lá, uống rượu, cà phê.

  • Giữ chế độ ăn uống điều độ, không bỏ bữa, không ăn quá no, ăn chậm và nhai kỹ thức ăn.

  • Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng tinh thần hoặc nghỉ ngơi thư giãn để vượt qua những bất ổn về cảm xúc.

  • Tập thể dục thường xuyên giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

  • Các trường hợp do bệnh đường tiêu hóa gây ra, cần điều trị các bệnh đó, chẳng hạn như điều trị viêm loét dạ dày, viêm thực quản hay sỏi mật.

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn tiêu hóa

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.

  • Tập luyện thể dục thường xuyên và giữ cân nặng ở mức cân đối.

  • Không uống rượu bia và hút thuốc.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa,ban nên:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Không dùng quá nhiều các thực phẩm gây chướng bụng, khó tiêu.

  • Ăn nhiều rau xanh, các loại rau, củ quả có chứa nhiều chất xơ.

  • Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đặc biệt không nên uống nước có gas.

  • Tập thể dục thường xuyên và điều đặn để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *