Tìm hiểu chung
Sa dạ dày là gì?
Sa dạ dày là toàn bộ dạ dày không nằm ở vị trí bình thường mà nằm thấp hơn bình thường. Dạ dày của người bình thường mang hình sừng bò, ở bên trên khoang bụng. Nếu như dạ dày thay đổi từ hình sừng bò sang hình móc câu và rủ xuống khoang bụng kèm theo biểu hiện chán ăn, chướng bụng, khó tiêu thì đó chính là biểu hiện của sa dạ dày.
Sa dạ dày ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa và có thể gây xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân phổ biến đến từ việc chế độ sinh hoạt không hợp lý. Hiện đông y là phương pháp điều trị sa dạ dày phổ hiệu quả nhất.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của sa dạ dày
Những biểu hiện xuất hiện ở người mắc bệnh sa dạ dày thường là:
-
Những cơn đau co thắt liên tục ở vị trí thượng vị;
-
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu;
-
Da dẻ xanh xao, ốm yếu, và mệt mỏi;
-
Nếu bệnh chuyển biến trầm trọng có thể xuất hiện các hiện tượng như xuất huyết dạ dày, nôn ra máu.
Biến chứng có thể gặp khi bị sa dạ dày
-
Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa: Người bệnh sẽ bị rối loạn tiêu hóa, lâu dần sẽ làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể khiến cho cơ thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức khỏe suy giảm, hệ thống miễn dịch kém.
-
Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sa dạ dày. Tình trạng xuất huyết dạ dày có thể nhận ra thông qua việc nôn ra máu hay đi ngoài phân đen. Máu khi nôn ra có thể màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, đông cục. Còn đối với phân có thể khiến cho phân loãng hay đặc là do độ nhiều hay ít của máu chảy ra.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sa dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến sự co bóp và tiêu hóa. Vì vậy khi có những triệu chứng nêu trên bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến sa dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sa dạ dày như:
-
Việc ăn uống không hợp lý có thể dẫn đến bệnh sa dạ dày.
-
Tập luyện quá sức, nhất là sau khi ăn no. Tập luyện quá sức sau khi ăn khiến lượng thức ăn chưa được tiêu hóa bị đẩy xuống phía dưới, dẫn đến hiện tượng sa dạ dày.
-
Cơ thể gầy, yếu, suy nhược khiến các cơ bụng lỏng lẻo, thiếu mỡ vách bụng làm cho áp suất bụng giảm đột ngột và dẫn đến sa dạ dày.
-
Giảm cân quá nhanh, đột ngột cũng làm tăng nguy cơ sa dạ dày.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị sa dạ dày?
Sa dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Yếu tố làm tăng nguy cơ sa dạ dày, bao gồm:
-
Chế độ sinh hoạt không hợp lý.
-
Người có thân hình ốm yếu, bụng hẹp, dài.
-
Giảm cân nhanh chóng.
-
Phụ nữ đẻ nhiều.
-
Mắc các bệnh như viêm đa cơ, lupus ban đỏ, khối u, đau nửa đầu, chóng mặt, bệnh nội tiết chuyển hóa, viêm đường mật, viêm tụy hay viêm dạ dày.
-
Những người thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc như: thuốc chống co thắt, thuốc ức chế canxi, thuốc điều trị huyết áp cao.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sa dạ dày
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hiệu quả để điều trị sa dạ dày và phương pháp được sử dụng phổ biến là đông y.
-
Đối với những người bị bệnh nhẹ: phối hợp đồng thời thuốc uống và châm cứu. Nếu chưa có các chuyển biến tích cực thì có thể dùng phương pháp kết hợp giữa đông và tây y; trong đó, tây y điều trị các triệu chứng còn đông y điều trị biến chứng.
-
Đối với người bệnh nặng: Lấy đông y làm chính, đồng thời kết hợp với thuốc tây y. Cho người bệnh uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa để tăng cường lượng mỡ trong khoang bụng, từ đó làm gia tăng sức kéo của cơ bụng. Các phương pháp vận động và châm cứu sẽ được tiến hành sau khi điều trị bằng thuốc tây y để có thể loại bỏ bệnh tận gốc.
Phương pháp điều trị sa dạ dày hiệu quả
Bệnh được điều trị phổ biến bằng phương pháp Đông y như châm cứu, và có thể kết hợp thêm với các bài thuốc dân gian. Hoặc nếu bạn điều trị bằng Tây y, thì tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sa dạ dày
-
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
-
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
-
Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi có khoa học. Nên ăn vừa đủ, không ăn quá no và không nên thực hiện những động tác mạnh sau khi ăn.
-
Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cà phê.
-
Không nên ăn những món ăn khó tiêu, các thức ăn cay, nóng.
-
Từ bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến dạ dày: ăn không đúng bữa, lạm dụng đồ ăn nhanh, bỏ bữa sáng.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.