Crowpone 10% 10 Ống Là Gì?
Growpone 10% chứa calci gluconate công dụng điều trị hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu. Điều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng hủy vitamin D). Tăng kali huyết, tăng magnesi huyết. Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylene glycol. Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrate gây giảm Ca++ máu.
Dung dịch tiêm trong, không màu.
Thành Phần
Thông Tin Thành Phần
Thuốc tiêm có chứa:
Thành phần
Hàm lượng
Calci gluconat
95,5mg/ml
Công Dụng Của Crowpone 10% 10 Ống
Chỉ định
Thuốc Growpone 10% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu.
- Điều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng hủy vitamin D).
- Tăng kali huyết, tăng magnesi huyết.
- Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylene glycol. Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrate gây giảm Ca++ máu.
Dược lực học
Calci cần thiết để duy trì tính toàn vẹn chức năng của hệ thần kinh, cơ, xương, màng tế bào và tính thấm mao mạch. Cation này là một chất hoạt hóa quan trọng trong nhiều phản ứng enzym và cần thiết đối với một số quy trình sinh học bao gồm cả việc truyền các xung thần kinh, sự co bóp cơ tim, cơ trơn và xương, chức năng thận; hô hấp, và đông máu. Calci cũng đóng vai trò điều tiết trong việc giải phóng và lưu trữ các chất dẫn truyền thần kinh và nội tiết tố, trong sự hấp thu và liên kết của các amino acid, trong sự hấp thu B12 và trong sự bài tiết gastrin.
Calci của xương thường xuyên trao đổi với calci huyết tương. Vì chức năng trao đổi của calci là cần thiết đối với sự sống, khi có sự xáo trộn về sự cân bằng calci do chế độ ăn hoặc các nguyên nhân khác, dự trữ calci trong xương có thể bị cạn kiệt để bù vào các nhu cầu của cơ thể cần thiết hơn. Do đó, trên cơ sở kinh niên, sự khoáng hóa bình thường của xương phụ thuộc vào lượng đủ của tổng lượng calci cơ thể.
Tổng lượng calci huyết bình thường trong khoảng từ 9 – 10,4 mg/dl (4,5 – 5,2 mEq/l), nhưng chỉ có calci đã được ion hóa mới có hoạt tính sinh lý. Nồng độ calci huyết không nhất thiết biểu lộ chính xác tổng lượng calci của cơ thể, tổng calci cơ thể có thể bị giảm khi bị tăng calci huyết, và hạ calci huyết có thể xuất hiện thậm chí khi tổng lượng calci cơ thể tăng lên. Trong tổng số nồng độ calci huyết, 50% là ở dạng ion và 5% là dạng kết hợp với phosphate, citrate và các anion khác.
Dược động học
Hấp thu
Calci trong chế độ ăn được hấp thu từ ruột non. Khoảng 1/3 lượng calci trong thức ăn được hấp thu mặc dù lượng này có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố trong chế độ ăn và tình trạng của ruột non.
Phân bố
Sau khi hấp thu, đầu tiên calci vào dịch ngoại bào và sau đó nhanh chóng được đưa vào mô xương. Tuy nhiên, sự hình thành xương không bị kích thích bởi việc sử dụng calci. Xương chứa 99% lượng calci trong cơ thể; 1% còn lại được phân bố đều giữa dịch nội bào và dịch ngoại bào. Xấp xỉ 45% lượng calci huyết được liên kết với protein huyết tương, thay đổi 1 g/dL albumin huyết tương thì nồng độ calci huyết có thể thay đổi khoảng 0,8 mgdL (0,04 mEq/dL).
Tăng protein huyết có liên quan tới việc tăng tổng nồng độ calci huyết. Toan hóa gây tăng nồng độ ion calci và kiềm hóa thúc đẩy giảm nồng độ ion calci huyết, calci qua được nhau thai và nồng độ calci trong máu của thai nhi còn đạt cao hơn trong máu của người mẹ. Calci được phân bố trong sữa mẹ.
Thải trừ
Calci được thải trừ chủ yếu trong phân là các calci không được hấp thu và calci được tiết qua dịch mật và dịch tụy vào trong lòng đường tiêu hóa. Hầu hết calci được lọc bởi tiểu cầu thận và được tái hấp thu ở nhánh lên của quai Henle và ống lượn gần và lượn xa. Chỉ một lượng nhỏ cation được bài tiết trong nước tiểu. Hormon tuyến cận giáp, vitamin D, và thuốc lợi tiểu thiazide làm giảm sự bài tiết calci trong nước tiểu, ngược lại các thuốc lợi tiểu khác, calcitonin và các hormone tăng trưởng thúc đẩy sự bài tiết cation qua thận.
Sự bài tiết calci trong nước tiểu giảm theo sự giảm nồng độ ion calci huyết nhưng nó tăng cân xứng theo sự tăng nồng độ ion calci hóa huyết thanh. Ở người lớn khỏe mạnh với chế độ ăn uống thường xuyên, sự bài tiết calci trong nước tiểu có thể cao tới 250 – 300 mg mỗi ngày. Với chế độ ăn ít calci, calci bài tiết trong nước tiểu thường không quá 50 mg mỗi ngày. Calci bài tiết trong nước tiểu giảm trong thời kỳ mang thai và trong giai đoạn đầu của suy thận. Calci cũng được bài tiết qua mồ hôi.
Liều Dùng Của Crowpone 10% 10 Ống
Cách dùng
Calci gluconate thường được dùng dưới dạng dung dịch để tiêm tĩnh mạch, bằng cách tiêm trực tiếp tĩnh mạch chậm hoặc bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục hoặc nhỏ giọt.
Liều dùng
Liều dùng phụ thuộc vào yêu cầu của từng bệnh nhân.
Liều khởi đầu thông thường để tăng calci huyết là 7 tới 14 mEq với người lớn.
Liều dùng có thể lặp đi lặp lại sau 1 tới 3 ngày nếu cần thiết.
Trong hạ calci huyết co cứng cơ, liều dùng 4,5 tới 16 mEq có thể được dùng cho tới khi xuất hiện đáp ứng.
Liều tối đa hàng ngày không quá 15 g calci gluconate.
Muối calci có thể được dùng tiêm tĩnh mạch ở liều 4,5 đến 9 mEq calci để hỗ trợ trong điều trị calci huyết trầm trọng, lặp lại theo yêu cầu dưới sự kiểm soát điện tâm đồ.
Để điều trị tăng magesi huyết ở người lớn: Liều khởi đầu 7 mEq tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng với liều tiếp theo được điều chỉnh theo sự đáp ứng.
Trong hồi sức tim, liều khuyến cáo 7 – 14 mEq đối với người lớn và 0,5 mEq đối với trẻ em.
Trẻ em
Với trẻ em và trẻ sơ sinh, liều khởi đầu tương ứng là 1 tới 7 mEq và dưới 1 mEq thường được sử dụng để tăng nồng độ calci huyết. Nếu cần, liều dùng cho thể lặp đi lặp lại sau 1 tới 3 ngày.
Với trẻ em bị hạ calci huyết co cứng cơ, liều được khuyến cáo là 0,8 tới 0,7 mEq/kg thể trọng, lặp đi lặp lại sau 6 tới 8 giờ cho tới khi thấy có sự đáp ứng.
Trẻ sơ sinh bị co cứng cơ có thể được điều trị với liều đã được chia với tổng liều mỗi ngày khoảng 2,4 mEq/kg.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc như chán ăn, buồn nôn và nôn, khát nước và tiểu nhiều, đau bụng, táo bón, yếu cơ, đau xương, rối loạn tâm thần, nhiễm calci thận, sỏi thận và trong một số trường hợp trầm trọng có thể gây loạn nhịp tim, hôn mê và ngừng tim.
Điều trị
Với những trường hợp nhẹ (nồng độ calci huyết trên 10,5 mg/100 ml) và chức năng thận còn đầy đủ, cần ngừng bổ sung calci và các thuốc gây tăng calci huyết. Với những trường hợp nặng (nồng độ calci huyết trên 12 mg/100 ml) cần bù nước kịp thời với dung dịch tiêm truyền natri chloride 0,9%, tăng bài tiết calci bằng thuốc lợi tiểu với furocemid, kiểm soát nồng độ kali và magnesi huyết và sớm thay thế để phòng ngừa biến chứng xảy ra, kiểm soát điện tâm đồ và có thể dùng thuốc ức chế beta – adrenergic để bảo vệ tim khỏi loạn nhịp tim nghiêm trọng, có thể điều trị với calcitonin, diphosphonate và các biện pháp khác.
Cần xác định nồng độ calci trong máu thường xuyên để điều chỉnh trị liệu khi cần thiết.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác Dụng Phụ Của Crowpone 10% 10 Ống
Khi sử dụng thuốc Growpone 10% bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Các bệnh nhân có nhận thức đã trải qua các tác đụng phụ thường là kết quả của việc tốc độ tiêm muối calci quá nhanh.
Giãn mạch, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, ngất và ngừng tim có thể do tiêm tĩnh mạch quá nhanh muối calci.
Dung dịch calci thoát mạch vào trong các mô xung quanh có thể gây hoại tử là kết quả của việc tiêm tĩnh mạch quá nhanh. Để tránh điều này khi tiêm tĩnh mạch, muối calci nên được tiêm chậm qua một kim nhỏ trong ven lớn.
Bệnh nhân có thể than phiền, cảm giác kim châm, cảm giác của sự áp bức và sống nhiệt và vị tanh sau khi tiêm tĩnh mạch calci.
Kích ứng tĩnh mạch có thể xuất hiện với tiêm tĩnh mạch.
Tăng nhẹ huyết áp, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể xuất hiện trong quá trình tiêm tĩnh mạch.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu Ý Của Crowpone 10% 10 Ống
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Growpone 10% chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
-
Calci gluconate cũng được chống chỉ định ở bệnh nhân tăng calci huyết và tăng calci niệu (ví dụ chứng tăng năng tuyến cận giáp), quá liều vitamine D, khối u vật calci như u tương bào, di căn xương, bệnh thận nặng, và mất calci do bất động.
-
Chế phẩm calci tiêm được chống chỉ định nghiêm ngặt ở bệnh nhân đã dùng digitalis.
-
Calci làm tăng tác dụng của digitalis trên tim và có thể gây ngộ độc digitalis. Do đó trị liệu calci tiêm chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng glycoside tim.
-
Bệnh nhân galactose huyết.
-
Nồng độ calci trên mức bình thường (4,5 – 5,2 mEq/l).
-
Không dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Thận trọng khi sử dụng
Dung dịch các muối calci, đặc biệt calci chloride, là chất kích thích, và nên thận trọng không để thoát mạch trong quá trình tiêm tĩnh mạch.
Muối calci nên được dùng thận trọng với bệnh nhân suy chức năng thận, bệnh tim hoặc bệnh sacoit. Khi đã sử dụng liều cao, nồng độ calci huyết và chức năng thận nên được xác định hàng tuần hoặc có dấu hiệu đầu tiên của chứng tăng calci huyết, chứng tăng calci huyết được đặc trưng bởi các triệu chứng như là chán ăn, mệt mỏi, đau cơ và đau khớp, buồn nôn, nôn, khát nước và tiểu nhiều.
Nên thường xuyên xác định nồng độ calci huyết. Tăng calci huyết là hiếm khi sử dụng một mình calci, nhưng có thể xuất hiện khi sử dụng liều cao cho bệnh nhân suy thận mãn. Vì tăng calci huyết có thể nguy hiểm hơn hạ calci huyết, tránh điều trị quá liều chứng hạ calci huyết.
Ở bệnh nhân tăng calci niệu nhẹ (trên 300 mg 24 giờ) cũng như ở bệnh nhân suy thận mãn, hoặc khi có bằng chứng về việc hình thành sỏi trên đường tiết niệu, sự bài tiết calci đường niệu nên được kiểm tra đầy đủ. Nếu cần thiết thì giảm liều hoặc ngừng trị liệu calci. Ở bệnh nhân dễ hình thành sỏi thận trên đường tiết niệu, sự bài tiết calci đường niệu nên được kiểm tra đầy đủ. Nếu cần thiết thì giảm liều hoặc ngừng trị liệu calci. Ở bệnh nhân dễ hình thành sỏi thận trên đường tiết niệu, khuyến cáo tăng lượng nước uống vào.
Yêu cầu kiểm soát điện tâm đồ, khi calci được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân tăng kali huyết trầm trọng.
Calci gluconate cũng là một dung dịch bão hòa. Không sử dụng nếu xuất hiện kết tủa.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có ảnh hưởng vừa phải trên khả năng lái xe và vận hành máy móc và có thể gây an thần do đó không nên lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Chưa có dữ liệu sẵn về việc sử dụng thuốc trong thời kì mang thai. Do đó, việc quyết định điều trị cho phụ nữ có thai với calci gluconate nên được xem xét dựa trên lợi ích cho người mẹ và nguy cơ tiềm tàng đối với thai nhi.
Thời kỳ cho con bú
Calci vào được sữa mẹ. Cần cân nhắc giữa lợi ích cho người mẹ và nguy cơ cho trẻ bú mẹ.
Tương tác thuốc
Glycoside tim: Sự ảnh hưởng tới sự co thắt tim và tác dụng độc tính của glycoside tim và calci là hiệp đồng và loạn nhịp tim có thể xảy ra nếu dùng chung.
Tetracyclin: Được biết calci tạo phức hợp với kháng sinh tetracyclin khiến chúng mất hoạt tính. Do đó không trộn 2 thuốc với nhau trước khi tiêm.
Vitamin D: Tránh dùng vitamin D liều cao trong suốt trị liệu calci trừ khi có chỉ định đặc biệt.
Sử dụng calci có thể làm giảm đáp ứng verapamil và có lẽ cả thuốc chẹn kênh calci.
Bảo Quản
Bảo quản dưới 30oC, trong bao bì gốc, tránh ánh sáng. Không để đông lạnh.
Nguồn Tham Khảo
Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc Growpone 10%.
Reviews
There are no reviews yet.