Tìm hiểu chung
Sỏi niệu quản là gì?
Sỏi thận là chất rắn được cấu tạo từ các khoáng chất và muối trong nước kết tinh lại với nhau tạo thành sỏi. Tình trạng sỏi thận kẹt lại niệu quản được gọi là bệnh sỏi niệu quản. Những viên sỏi nhỏ sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn gì khi còn ở thận nhưng khi di chuyển đến niệu quản có thể gây ra những cơn đau rất dữ dội.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của sỏi niệu quản
Khác với bệnh sỏi thận, bệnh sỏi niệu quản có những dấu hiệu, triệu chứng rất rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu của bệnh:
-
Xuất hiện các cơn đau quặn, đau nhiều một bên hông lưng, cơn đau lan xuống vùng bụng dưới và bẹn;
-
Thường xuyên buồn nôn, ói mửa;
-
Xuất hiện các cơn sốt bất chợt;
-
Đau khi đi tiểu tiện, đi nhiều lần hơn so với bình thường;
-
Nước tiểu đục, có màu lạ và có mùi rất khó chịu; lượng nước tiểu mỗi lần ra rất ít.
Các cơn đau có nguyên nhân xuất phát từ sỏi thận có thể thay đổi vị trí cơn đau khi viên sỏi di chuyển qua đường tiết niệu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cần liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa khi thấy các biểu hiện sau đây:
-
Tiểu khó, trong nước tiểu có máu.
-
Cơn đau xuất hiện cùng với cảm giác buồn nôn, ói mửa.
-
Đau đớn đồng thời với sốt cao, ớn lạnh cả người.
-
Cơn đau nghiêm trọng khiến không thể ngồi yên hay không tìm được bất kỳ tư thế nào để có thể giảm bớt cơn đau.
Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến sỏi niệu quản
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh sỏi niệu quản chính là sỏi thận, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác nữa nhưng không phổ biến.
Sỏi thận được hình thành trong môi trường nước tiểu chứa nhiều axit uric, oxalat và canxi, mà nước tiểu lại thiếu chất để có thể ngăn chặn sự kết tinh của các thành phần này nên sỏi thận có môi trường thuận lợi hình thành và phát triển.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc sỏi niệu quản ?
Bệnh sỏi niệu quản là bệnh có thể mắc phải ở bất kỳ giới tính, lứa tuổi nào.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi niệu quản , bao gồm:
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi niệu quản , bao gồm:
-
Tiền sử bệnh của người thân hoặc bản thân: Nếu cha mẹ, ông bà hoặc chính bạn đã mắc bệnh sỏi thận thì nguy cơ mắc sỏi niệu quản rất cao.
-
Không đủ lượng nước cho cơ thể: Không uống đủ lượng nước mỗi ngày hoặc ra nhiều mồ hôi mà không uống bù hoặc sống ở khu vực thiếu nước trầm trọng.
-
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn quá nhiều protein, đường và natri làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh sỏi thận; đặc biệt là thành phần natri làm tăng lượng canxi được thải vào nước tiểu hình thành nên sỏi thận.
-
Thừa cân, béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
-
Các cuộc phẫu thuật hệ tiêu hóa gây ra những thay đổi trong sự hấp thụ nước, muối và canxi, làm tăng lượng các khoáng chất được đào thải vào nước tiểu.
-
Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một trong những yếu tố gián tiếp gây bệnh sỏi niệu quản.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sỏi niệu quản
-
Xét nghiệm máu để xác định lượng axit uric, canxi trong máu có vượt mức quy định hay không.
-
Xét nghiệm nước tiểu: Xác định các thành phần khoáng chất trong nước tiểu để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh.
-
Chụp cắt lớp vi tính (CT) để kiểm tra kích thước, số lượng sỏi trong niệu quản.
-
Phân tích sỏi: Bệnh nhân được yêu cầu đi tiểu qua một cái rây chuyên dụng để giữ lại sỏi và đem sỏi đi xét nghiệm thành phần và lên kế hoạch ngăn ngừa sỏi thận.
Phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả
Việc điều trị bệnh sỏi niệu quản tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Trường hợp bệnh còn nhẹ, bệnh nhân được hướng dẫn những giải pháp rất thông thường:
-
Uống nước: mỗi ngày 2 – 3 lít nước.
-
Thuốc giảm đau: Bạn có thể được dùng các loại thuốc như ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen sodium để giảm đau trong quá trình sỏi được đào thải ra ngoài.
-
Sử dụng thuốc chẹn alpha để loại bỏ sỏi trong niệu quản nhanh chóng và ít gây đau đớn hơn.
Trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị tích cực hơn:
-
Dùng sóng siêu âm để phá vỡ sỏi.
-
Dùng một loại kính soi để phá sỏi.
-
Phẫu thuật loại bỏ sỏi bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.
-
Phẫu thuật tuyến cận giáp: Đối với trường hợp sỏi được cấu tạo từ canxi photphat bởi tuyến cận giáp gây ra.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sỏi niệu quản
-
Uống đủ nước để thải ra đủ lượng nước tiểu cần thiết trong một ngày. Theo khuyến cáo từ chuyên gia thì bạn cần thải khoảng 2.5 lít nước tiểu/ ngày. Phương pháp cơ bản có thể giúp bản kiểm tra là nước tiểu có màu vàng trong khi bạn uống đủ nước.
-
Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều oxalat, muối và protein vì đây là các thành phần thúc đẩy tạo sỏi.
-
Bạn không cần kiêng ăn thực phẩm có canxi vì chúng không giúp tạo sỏi, nhưng nếu bạn dùng thêm thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung canxi thì có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi.
-
Vận động cơ thể thường xuyên nhưng tránh vận động mạnh.
-
Lựa chọn thực phẩm theo hướng dẫn của các bác sĩ.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.