Tìm hiểu chung

Sốt hồi quy là bệnh gì?

Sốt hồi quy là một bệnh nhiễm khuẩn ở người, một số động vật hoang dã và đôi khi các loài vật nuôi như chó, mèo. Bệnh do xoắn khuẩn Borrelia recurrentis gây ra. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể người thông qua các con vật ký sinh như chấy rận hay bọ tùy theo vùng. Đặc trưng của bệnh là các cơn sốt lặp đi lặp lại xen kẽ với các đợt thuyên giảm có vẻ như đã khỏi bệnh. Sốt hồi quy không lây trực tiếp từ người sang người.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi sốt hồi quy

Bệnh thường kéo dào từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng xuất hiện đột ngột:

  • Sốt, rét run;

  • Nhịp tim đập nhanh;

  • Buồn nôn và nôn;

  • Đau khớp;

  • Đau đầu dữ dội;

  • Gan to và lách to;

  • Mê sảng khi sốt cao;

  • Sung huyết da và niêm mạc mắt.

Các triệu chứng trên thường kéo dài từ 3 -10 ngày rồi hết. Sau khoảng từ 1 – 2 tuần, bệnh sẽ tái phát với các triệu chứng tương tự nhưng ít nghiêm trọng hơn. Thông thường bạn sẽ gặp 3 – 10 đợt tái phát như vậy trước khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Biến chứng có thể gặp khi sốt hồi quy

Sốt hồi quy có thể gây các biến chứng như:

  • Gan to và vàng da;

  • Viêm thận;

  • Viêm màng não lympho;

  • Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu;

  • Viêm màng bồ đào;

  • Viêm cơ tim;

  • Hội chứng xuất huyết.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhiều người thường chủ quan với những vết đốt của ve bọ hoặc chấy rận nhưng bệnh sốt hồi quy lại do chính những vết đốt này gây ra. Khi bạn phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng đã nêu trên, đặc biệt là sau khi bị ve bọ hay chấy rận đốt, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị. Cơ địa mỗi người là khác nhau nên bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến sốt hồi quy

Nguyên nhân gây sốt hồi quy là do một loại xoắn khuẩn Borrelia recurrentis. Xoắn khuẩn này thường gây bệnh cho người thông qua vật truyền nhiễm trung gian là ve bọ.

Xoắn khuẩn có mặt trong tất cả các mô của ve bọ, con người có thể bị nhiễm bệnh do ve bọ đốt hoặc qua việc chà xát phân ve bọ vào vết cắn trên da.

Sốt hồi quy không lây từ truyền trực tiếp từ người sang người. Nhưng khi một người nhiễm bệnh bị rận ký sinh trên da, chúng sẽ hút máu người bệnh và bị nhiễm xoắn khuẩn. Sau vài ngày chúng trở thành nguồn lây bệnh cho người khác.

Những đại dịch có thể xảy ra ở những quần thể có rận ký sinh và những nhân tố thuận lợi cho sự lây truyền là ở môi trường khép kín, suy giảm miễn dịch và khí hậu lạnh.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị sốt hồi quy?

Sốt quy đầu có thể xuất hiện ở bất kì đâu và ai cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị sốt quy đầu, bao gồm:

  • Sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém, khu vực nhiều chấy rận, ve bọ.

  • Hộ gia đình có nuôi chó mèo có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Du lịch đến nơi đang có dịch bệnh.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sốt hồi quy

Do bệnh có những triệu chứng khó phân biệt với các bệnh sốt rét, nhiễm leptospira, nhiễm khuẩn huyết não mô cầu, sốt vàng, nhiễm rickettsia, hoặc sốt chuột cắn nên để chẩn đoán chính xác được bệnh, bệnh nhân thường được làm các xét nghiệm sau:

  • Sinh thiết mô;

  • Xét nghiệm máu phát hiện xoắn khuẩn dưới kính hiển vi;

  • Phản ứng B.W (Bordet và Wassermann);

  • Tiêm truyền do chuột nhắt: xoắn khuẩn xuất hiện trong máu con vật trong vòng 48 giờ.

Phương pháp điều trị bệnh sốt hồi quy hiệu quả

Để điều trị sốt hồi quy, bệnh nhân thường được chỉ định dùng các loại thuốc:

  • Tetracyclin;

  • Doxycyclin;

  • Chloramphenicol;

  • Penicillin.

Lưu ý, các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tùy vào sức khỏe của bạn và tình trạng bệnh mà liều lượng thuốc thường sẽ có điều chỉnh.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sốt hồi quy

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bệnh lây nhiễm qua vật thể trung gian là chấy rận và ve bọ nên để phòng ngừa bệnh cần:

  • Diệt chấy rận, tiêu diệt các ổ bọ.

  • Vệ sinh khu vực xung quanh nhà ở.

  • Nên tắm cho các con vật nuôi như chó mèo bằng xà phòng có thành phần diệt ve bọ.

  • Khi phát hiện các triệu chứng nên đến các bệnh viện để kiểm tra và điều trị đúng bệnh.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *