Tìm hiểu chung
Tả là bệnh gì?
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch đường tiêu hóa do virus tả gây ra. Bệnh lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm và là nguyên nhân gây tiêu chảy và mất nước. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao chỉ sau vài giờ trong trường hợp bị nặng mà không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm bệnh tả
Trong hầu hết các trường hợp thì người bệnh dường như không biết mình đã nhiễm virus. Virus tả sẽ tồn tại trong phân người bệnh từ 7 – 14 ngày và vẫn có khả năng lây nhiễm tả. Người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:
-
Tiêu chảy là biểu hiện đặc trưng của người nhiễm tả;
-
Buồn nôn, nôn;
-
Mất nước ;
-
Động kinh;
-
Hôn mê;
-
Sốc nước dẫn đến chuột rút.
Biến chứng có thể gặp khi nhiễm bệnh tả
Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể xảy ra những biến chứng sau:
-
Choáng, trụy tim mạch dẫn tới tử vong sau 4 – 12 giờ.
-
Suy thận cấp.
-
Hạ đường huyết (hay gặp ở trẻ em).
-
Hạ kali máu dẫn đến loạn nhịp tim, liệt ruột.
-
Viêm loét giác mạc, hoại tử đầu chi…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh gây tử vong chỉ sau vài giờ. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm bệnh tả
Bệnh tả do một loài vi khuẩn có tên Vibrio cholerae gây ra. Tuy nhiên, độc tố cholerae do vi khuẩn này tiết ra trong ruột non mới chính là tác nhân trực tiếp gây bệnh. Virus tả vào cơ thể con người qua đường ăn uống. Khi virus vào cơ thể người, chúng sẽ làm cho người bệnh bị tiêu chảy gây mất nước khiến cho người bệnh dễ bị kiệt sức.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh tả?
Bệnh thường xảy ra vào những tháng mùa hè do khí hậu nóng ẩm, nhiều ruồi, nhặng, chuột…, thức ăn ôi thiu, đặc biệt sau khi bị lũ lụt…
Bệnh lây theo đường tiêu hoá, cụ thể là đường phân-miệng thông qua nguồn nước, thực phẩm, rau quả…, đặc biệt là một số hải sản như sò, ốc, hến được bắt từ những nơi ô nhiễm. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tả, bao gồm:
-
Điều kiện vệ sinh kém.
-
Sống ở nơi đông đúc, nơi có chiến tranh, nạn đói hay thiên tai.
-
Du lịch đến vùng có dịch bệnh.
-
Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là các loài hải sản có vỏ.
-
Người có nhóm máu O.
-
Ăn thức ăn sống được tưới trực tiếp bằng nước cống hoặc bón phân tươi.
-
Xảy ra nhiều hơn ở trẻ em.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tả
Bác sĩ chẩn đoán bệnh tả thông qua khám lâm sàng, xem xét các triệu chứng của người bệnh, hỏi về tiền sử tiếp xúc. Phương pháp chẩn đoán nhanh chóng và hiệu quả nhất là xét nghiệm mẫu phân của người bệnh để tìm ra vi khuẩn tả.
Khi đi khám, bạn nên nói với bác sĩ về những loài thực phẩm bạn đã dùng, nguồn gốc của chúng hoặc những vùng đất bạn đã đến có đang bị dịch tả hay có các yếu tố nguy cơ gây bệnh hay không.
Phương pháp điều trị bệnh tả hiệu quả
Bệnh tả gây tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng và có thể khiến người bệnh tử vong sau vài giờ mắc bệnh. Vì vậy, khi có kết luận chính xác, bạn cần phải điều trị nhanh chóng. Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị các triệu chứng của bệnh, bao gồm:
-
Bù nước và chất điện giải: việc này có thể tiến hành với việc cho bệnh nhân dùng dung dịch dạng bột hòa tan với nước để uống. Hoặc trong trường hợp mất nước nghiêm trọng phải truyền dịch tĩnh mạch. Bù nước là việc vô cùng cấp thiết. Nếu không được thực hiện kịp thơi, một nửa trường hợp bị tả sẽ tử vong. Nếu được điều trị sẽ giảm xuống còn dưới 1%.
-
Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh thường được dùng trong điều trị là doxycycline hoặc azithromycin. Thuốc nhằm tiêu diệt phẩy khuẩn tả và làm rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tả
-
Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
-
Theo dõi số lượng nước tiểu.
-
Ủ ấm nếu có cơ thể hạ nhiệt độ.
-
Ngày đầu ăn cháo muối, những ngày sau ăn cháo thịt nạc.
-
Trẻ còn bú vẫn cho bú bình thường.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
-
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Hiện nay bệnh tả đã có thuốc điều trị nhưng để điều trị khỏi thì việc điều trị tương đối phức tạp và bệnh có thể lan truyền thành dịch. Do đó cần phòng ngừa bệnh bằng cách:
-
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
-
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, không nên đi tiêu bừa bãi.
-
Phân và chất thải của người bệnh phải được đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B… vào nhà tiêu để sát khuẩn.
-
Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.
-
Chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; ăn thực phẩm khi còn nóng, đã được nấu chín kĩ.
-
Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
-
Không uống sữa chưa được tiệt trùng.
-
Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:
-
Nguồn nước uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
-
Nước sinh hoạt đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B.
-
Không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh, xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng gây ô nhiễm môi trường nước.
-
-
Khi phát hiện các triệu chứng nên đến các bệnh viện để kiểm tra và điều trị đúng bệnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.