Tìm hiểu chung
Tắc ruột sơ sinh là gì?
Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn trong ruột làm thức ăn hoặc dịch đi qua ruột non hoặc ruột già (đại tràng) bị dừng lại. Tắc ruột sơ sinh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của sự sống và do nhiều nguyên nhân gây ra. Triệu chứng thông thường là chướng bụng, nôn ói, tiêu chảy, phân lẫn máu hoặc chất nhầy. Tắc ruột sơ sinh nếu được phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời sẽ tăng khả năng phục hồi và giảm tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc ruột sơ sinh
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh bị tắc ruột là:
-
Nôn: Triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Nôn sớm hay muộn tùy thuộc vào tắc ruột hoàn toàn hay không hoàn toàn, tắc ruột cao hay thấp. Thường nôn rất sớm có thể ngay sau bữa ăn đầu tiên sau đẻ;
-
Bụng chướng: Thông thường thì tắc ruột cao thì bụng chướng ít;
-
Xuất hiện khối u trong bụng;
-
Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy;
-
Tiêu chảy;
-
Sốt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên, tắc ruột sơ sinh là bệnh nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất nước, hít phải chất nôn, vỡ ruột,… thậm chí là có thể dẫn đến tử vong.
Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến tắc ruột sơ sinh
Lồng ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột sơ sinh. Lồng ruột là một đoạn ruột bị luồn vào trong một đoạn ruột khác (thường là ruột non) gây cản trở lưu thông thức ăn và dịch trong ruột. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây tắc ruột sơ sinh là:
Nguyên nhân bên trong:
Nguyên nhân gây tắc ruột có từ bên trong lòng ruột bao gồm:
-
Teo ruột: Có thể gặp bất cứ vị trí nào trên đoạn ruột, có thể teo một chỗ hoặc nhiều chỗ nhưng thường hay gặp nhất là teo ở đoạn cuối hồi tràng.
-
Phân su: Do phân su bị kết dính vào niêm mạc của toàn bộ đoạn cuối hồi tràng gây tắc ruột.
Nguyên nhân bên ngoài:
-
Tắc ruột do dây chằng hoặc dính: Đây là hậu quả của viêm dính từ thời kỳ bào thai và tạo thành các dây chằng hoặc các đoạn ruột dính gây tắc ruột.
-
Viêm phúc mạc bào thai: Thường do thủng ruột thời kỳ bào thai, dịch phân su theo lỗ thủng đổ ra ngoài ổ bụng dẫn đến đọng dịch lâu ngày, ổ phúc mạc có thể hình thành các màng ngăn giả, ngăn kén chứa đầy dịch phân su, còn ruột bị chèn ép và co cụm lại sát với cột sống.
Nguyên nhân cơ năng:
-
Hội chứng nút phân su: Thường do thiểu năng tạm thời của tụy gây tình trạng táo bón và ứ đọng phân su ở trực tràng.
-
Phình đại tràng bẩm sinh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị tắc ruột sơ sinh?
Tắc ruột sơ sinh là bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị tắc ruột sơ sinh, bao gồm:
-
Giới tính: Bé trai có xu hướng mắc bệnh này nhiều hơn bé gái.
-
Đường ruột hình thành bất thường khi sinh.
-
Có tiền sử bị lồng ruột và bệnh Crohn.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tắc ruột sơ sinh
Bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng, tiền sử bệnh lý, kiểm tra cơ thể của bé và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để việc chẩn đoán được chính xác hơn.
Các xét nghiệm bao gồm:
-
Chụp X-quang
-
Chụp vi tính cắt lớp (CT)
-
Siêu âm ổ bụng
-
Thụt tháo bằng khí hoặc barium.
Phương pháp điều trị tắc ruột sơ sinh hiệu quả
Bác sĩ sẽ ổn định tình trạng của trẻ khi sau khi nhập viện bằng cách truyền dịch qua tĩnh mạch và giải nén ruột bằng cách đặt ống thông qua mũi đi vào dạ dày.
Nếu nguyên nhân tắc ruột do lồng ruột, bác sĩ sẽ tiến hành tháo lồng rụt bằng khí. Tuy nhiên lồng ruột thường tái phát nên phải điều trị nhiều lần.
Nếu là do các nguyên nhân khác, con bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật.
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tắc ruột sơ sinh
Chế độ sinh hoạt:
-
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
-
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Chế độ dinh dưỡng:
-
Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa chỉ ăn một ít và nên hạn chế dùng chất xơ trong bữa ăn.
-
Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm dễ tạo hơi như rau, nước có gas.
-
Uống nhiều chất lỏng như nước súp, trà, nước trái cây và nước để tránh mất nước.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Tắc ruột sơ sinh không thể phòng tránh được nhưng vẫn có thể hạn chế được bằng cách cẩn thận trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là khi sinh non và cảm cúm phải dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.