Tìm hiểu chung
Thận ứ nước là gì?
Tình trạng thận bị giãn nở và phù to lên vì nước tiểu ứ đọng lại trong thận gọi là bệnh thận ứ nước. Thận ứ nước có thể xảy ra ở một bên thận hoặc cả hai bên khiến tổn thương tế bào, suy giảm chức năng thận.
Nếu tình trạng ứ nước chỉ mới vài ngày thì có thể chữa trị dứt điểm nhanh chóng nhưng nếu tình trạng đã diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của thận ứ nước
Các dấu hiệu, triệu chứng phụ thuộc trực tiếp vào nguyên nhân gây ra bệnh:
-
Do sỏi thận: Nước tiểu có máu và đau đớn hai bên xương sườn xuống tới háng.
-
Do ung thư tuyến tiền liệt hoặc tuyến tiền liệt mở rộng: Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm và mỗi lần tiểu rất ít.
-
Do ung thư đại tràng: Khi đại tiện thì trong phân có máu.
Còn nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nữa nhưng do không phổ biến nên không đề cập.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng trên hoặc đau bùng vùng hông, đi tiểu thì nước tiểu ra từng giọt chứ không thành dòng thì đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Tình hình bệnh và sức khỏe ở mỗi người là khác nhau nên mọi thắc mắc cần liên hệ với bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến thận ứ nước
-
Tắc nghẽn ở bất cứ cơ quan nào của đường tiết niệu cũng là nguyên nhân khiến mắc bệnh thận ứ nước.
-
Ở trẻ em thường do những bất thường xảy ra ở niệu đạo khiến hẹp niệu đạo, niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Việc niệu đạo bị hẹp gây nên sự tắc nghẽn khiến thận bị ứ nước.
-
Ở người lớn, các bệnh lý liên quan đường tiết niệu là nguyên nhân dẫn đến bệnh thận ứ nước: sỏi thận, ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, buồng trứng, tử cung và đại tràng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc thận ứ nước?
Bệnh thận ứ nước có thể xảy ra ở bất kì giới tính và lứa tuổi nào.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thận ứ nước, bao gồm:
-
Phụ nữ đang mang thai hoặc người bị ung thư tử cung, cổ tử cung thì nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước cao hơn những người phụ nữ bình thường.
-
Người mắc các bệnh về tuyến nội tiết hoặc về thận, chẳng hạn như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận.
-
Giới tính: Nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thận ứ nước
Các bệnh nhân khi đến bệnh viện sẽ được tiến hành các phương pháp chẩn đoán bệnh như khám lâm sàng, siêu âm hoặc chụp CT để quan sát những tổn thương vùng thận. Nếu kết quả chưa rõ ràng, các bác sĩ sẽ tiếp tục cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm khác.
Phương pháp điều trị thận ứ nước hiệu quả
Phương pháp điều trị bệnh ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mục đích sau cùng vẫn là giải quyết sự tắc nghẽn nước tiểu ở thận.
-
Nếu thận ứ nước đột ngột thì các bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông qua niệu đạo vào bàng quang trong người bệnh nhân. Phương pháp này giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng nhưng để điều trị triệt để, bệnh nhân cần được điều trị bằng phẫu thuật hoặc bằng thuốc.
-
Nếu thận ứ nước do sỏi thận thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm các cơn đau và tăng cường lượng nước uống vào cơ thể. Trường hợp sỏi thận quá lớn thì sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc dùng sóng xung kích để tán nhỏ sỏi.
Thận có thể trở lại bình thường nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ ứ nước của thận.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thận ứ nước
-
Đến bệnh viện kiểm tra đúng lịch hẹn để quá trình theo dõi điều trị được liên tục.
-
Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong toa thuốc của bác sĩ.
-
Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
-
Vì thận ứ nước là bệnh có nguyên nhân từ nhiều bệnh khác nên việc điều trị cần càng nhanh càng tốt, tránh việc thận mất chức năng hoàn toàn.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.