Tìm hiểu chung

Thiếu canxi là gì?

Canxi là 1 trong 5 nguyên tố đặc biệt quan trong đối với cơ thể sống, chức năng chính của canxi là cấu tạo khung xương, răng, tham gia các quá trình điều khiển hoạt động của hệ thần kinh, có mối liên hệ mật thiết với sự đông máu của cơ thể.

Chính tầm quan trọng trên, thiếu canxi sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể đối với mọi lứa tuổi; ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ gây ra các bệnh lý khác nhau.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu canxi

  • Cảm giác tê buốt ở 1 số bộ phận trên cơ thể: các đầu ngón tay, ngón chân hoặc đầu lưỡi;

  • Co rút tay chân, khó cử động; nặng hơn thì cảm thấy vô cùng đau đớn;

  • Khó thở;

  • Da khô rát, móng tay, móng chân giòn, dễ gãy;

  • Ở trẻ thiếu canxi dễ bị sâu răng. Ở người trưởng thành thì hay mất ngủ, trằn trọc giữa đêm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.

Tuyệt đối không tự tiện dùng thuốc khi chưa hiểu rõ về tình trạng bệnh, chưa hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các hậu quả nghiêm trọng về sau, có khi dẫn đến tử vong.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chứa caffeine, thyroxin, glucocorticoid,…cản trở mạnh lên sự hấp thụ canxi của cơ thể.

  • Lượng vitamin D hấp thụ vượt mức so với 2 thành phần Mg và P gây ảnh hưởng hấp thụ canxi. Ngược lại thiếu vitamin D khiến hạ canxi trong máu, lâu dài dẫn đến các rối loạn di truyền.

  • Ảnh hưởng trực tiếp từ các bệnh lý như: nhiễm trùng huyết, ung thư vú, viêm tụy cấp,…dẫn đến thiếu hụt canxi.

  • Chế độ ăn uống kém khoa học: Cụ thể là không bổ sung đủ lượng canxi theo lứa tuổi; uống những thức uống chứa nhiều gas, ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật,…

  • Độ tuổi: Càng lớn tuổi cơ thể càng hấp thụ canxi kém.

  • Thời kỳ mãn kinh ở nữ giới: Do sản xuất lượng estrogen giảm đi – loại hormone này giúp duy trì lượng canxi trong xương ổn định; vì vậy cơ thể thiếu hụt canxi vào giai đoạn này.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị thiếu canxi?

  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Ở lứa tuổi này, canxi đóng vài trò cực kì quan trọng, làm nguyên vật liệu phát triển khung xương, giảm thiểu tình trạng loãng xương khi về già.

  • Phụ nữ có thai: Nhu cầu canxi cực lớn để phát triển thai nhi toàn vẹn nhất. Do đó chế độ ăn bình thường không đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết trong thời gian mang thai.

  • Phụ nữ mãn kinh: Cơ thể giảm sản xuất estrogen – hormone duy trì ổn định lượng canxi trong cơ thể, dẫn đến loãng xương nhanh chóng.

  • Người ăn chay: Nguồn thức ăn chứa lượng canxi hạn hẹp; phần lớn lại chứa nhiều axit phytic và oxalic gây cản trở hấp thụ canxi.

  • Người không dung nạp lactose: Dù khách quan hay chủ quan, hậu quả lớn nhất đó là thiếu hụt canxi trầm trọng.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thiếu canxi

Để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất, khi đến bệnh viện các bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cụ thể:

  • Hỏi về tiền sử các bệnh lý trước đó, khám tổng quát.

  • Xét nghiệm xác định hàm lượng canxi trong máu để biết mức độ thiếu hụt canxi cụ thể từng cá nhân người bệnh.

  • Chụp X-quang, đo mật độ xương để vừa điều trị thiếu hụt canxi vừa ngăn ngừa các bệnh lý về xương sau này.

Phương pháp điều trị thiếu canxi hiệu quả

Để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất, các bệnh nhân nên:

  • Lắng nghe, ghi nhớ các hướng dẫn, chỉ định, lời khuyên của bác sĩ về việc bổ sung vitamin D và canxi.

  • Tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc tùy tiện.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung canxi từ nhiều nguồn: tôm, cua, cá; các loại đậu, cải xanh; các loại hạt ngũ cốc, sữa, các chế phẩm từ sữa,…

  • Vitamin D là loại dưỡng chất giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi, vì vậy bạn cũng cần chú ý đến các thực phẩm bổ sung vitamin D.

  • Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng thêm thực phẩm chức năng để bổ sung canxi.

  • Nếu có thể, hãy tắm nắng mỗi ngày vào sáng sớm khoảng 15 phút.

  • Vận động thân thể với các hoạt động thể dục, thể thao mỗi ngày.

  • Khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra, đến ngay bệnh viện để kiểm tra và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ.

  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *