Tìm hiểu chung

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là gì?

Thiếu máu khiến cơ thể chúng ta dễ mệt mỏi, kém sức sống. Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, mỗi dạng thiếu máu lại có một nguyên nhân khác nhau, trong đó thiếu vitamin B12 là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay.

Thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết cầu tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khỏe mạnh cùng giới, cùng tuổi và trong cùng một gia đình.

Thiếu vitamin B12 làm cho cơ thể bạn sản sinh ra các hồng cầu hoạt động không bình thường, từ đó dẫn đến thiếu máu. Khi người bệnh bị thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy và các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe chẳng hạn như: trí nhớ kém, ngứa ở bàn tay bàn chân và gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu do thiếu vitamin B12

Thông thường, cơ thể ít khi bị thiếu vitamin B12 vì vitamin này có sẵn ở ruột do các vi sinh vật tạo ra cho cơ thể dùng. Nhưng với những người bị rối loạn đường tiêu hóa, bị tiêu chảy, táo bón… Rất dễ bị thiếu hụt vitamin B12, gây nên tình trạng thiếu máu.

Các triệu chứng thiếu máu do thiếu Vitamin B12 phải khoảng 5 năm sau mới bắt đầu xuất hiện. Đó cũng là lúc một số nơi của thần kinh đã bị thoái hóa không còn khả năng hồi phục. Thiếu vitamin B12 lâu ngày sẽ hình thành nên căn bệnh thiếu máu đại hồng cầu ác tính. Sau đây là một số triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12:

  • Cơ thể thiếu sức sống, thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, lờ đờ;

  • Làn da nhợt nhạt hoặc vàng;

  • Đau miệng và lưỡi;

  • Giảm trọng lượng;

  • Tê hoặc ngứa ở bàn tay, bàn chân;

  • Hay quên;

  • Rối loạn tinh thần, hay cáu gắt;

  • Cử động không ổn định;

  • Ăn uống không ngon miệng, chán ăn, biếng ăn;

  • Thở gấp, hụt hơi khi vận động mạnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu gặp các trường hợp trên nghĩa là bạn đã có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12. Hãy đến nhanh cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. Các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn để bệnh kéo dài, phát hiện muộn hoặc không chữa trị, bệnh sẽ ngày càng lớn và khả năng điều trị khỏi bệnh thấp đi rất nhiều.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin B12

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12. Trong đó, chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Vitamin B12 có trong gan, trứng, sữa, phô mai, cá tôm, cua, sò, ốc… Nếu cơ thể không cung cấp đầy đủ vitamin B12 từ các thức ăn đó sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu.

Ngoài ra, các nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B12 còn có thể là:

  • Trẻ sơ sinh biếng ăn;

  • Người bệnh thực hiện chế độ ăn thuần chay;

  • Phụ nữ mang thai uống thiếu chất trong thai kì.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu vitamin B12?

Bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể xảy ra ở bất cứ người nào nếu không có chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.

Bệnh dễ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt đối với trẻ em sơ sinh biếng ăn, người nghiện rượu lâu năm… là những đối tượng dễ mắc bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 nhất.

Ngoài ra, đối với những người từng phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, tác dụng phụ của một số thuốc kháng acid và các thuốc chống ợ nóng cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu trên.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thiếu máu do thiếu vitamin B12

Khi có các dấu hiệu của bệnh thiếu máu, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xét nghiệm và chẩn đoán. Một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay là bác sĩ sẽ xét nghiệm máu đo lượng hồng cầu trong cơ thể, mức độ vitamin B12 đang có trong cơ thể để xác định tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu vitamin B12 hiệu quả

Người bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 nếu phát hiện sớm có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Người bệnh có thể được điều trị theo đợt, mỗi tháng một lần. Trong trường hợp người bệnh có nồng độ vitamin B12 trong máu quá thấp, người bệnh sẽ phải tiêm một mũi vitamin B12.

Bổ sung vitamin B12 cho cơ thể qua đường ăn uống bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung vào cơ thể những thực phẩm chứa vitamin B12 như: thịt, gia cầm, sò, trứng, sữa…


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu vitamin B12

Bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 rất dễ mắc phải. Người bệnh cần có lối sống lạc quan, tích cực. Tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… Đặc biệt là rượu. Vì rượu có thể góp phần thiếu máu do thiếu vitamin, một ý tưởng tốt là hạn chế uống rượu. Nam giới uống không nhiều hơn hai ly một ngày và phụ nữ hạn chế một ly hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp đầy đủ các thực phẩm chứa vitamin B12. Kiểm tra và tái khám định kì theo yêu cầu của bác sĩ. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng là cách hiệu quả để cải thiện căn bệnh thiếu máu này.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *