Tìm hiểu chung
Thương hàn là bệnh gì?
Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh lây bằng đường tiêu hóa và có thể bùng phát thành dịch. Đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm kinh điển có từ thời cổ xưa. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân không cần điều trị mà sẽ tự khỏi sau khoảng một tuần mắc bệnh. Với trường hợp nặng cần phải nhập viện để truyền dịch và uống thuốc tiêu diệt vi khuẩn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm thương hàn
Khác với các bệnh khác, bệnh thương hàn có các dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng để nhận dạng bệnh:
-
Sốt cao liên tục 39 – 40 độ.
-
Nhức đầu, mất ngủ, ù tai.
-
Mê sảng hoặc hôn mê.
-
Gan to mềm, mạch chậm hơn huyết áp.
-
Bụng chướng nhẹ.
-
Tiêu chảy (có thể từ 2 – 3 lần mỗi ngày).
-
Phân lẫn máu.
-
Co thắt dạ dày.
Biến chứng có thể gặp khi nhiễm thương hàn
Do nhiều nguyên nhân như nhiễm độc tố, bội nhiễm vi khuẩn khác, tai biến do kháng sinh mà bệnh thương hàn có những biến chứng nguy hiểm khác nhau.
-
Xuất huyết tiêu hóa.
-
Thủng ruột.
-
Bệnh nhân còn bị loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột do độc tố thương hàn gây ra.
-
Nhiễm độc cơ tim, gây viêm cơ tim, trụy tim mạch. Nếu độc tố nhiễm vào não thất gây triệu chứng mạch nhiệt phân ly, viêm túi mật, viêm gan; viêm não màng não, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm thương hàn
Khuẩn Salmonella typhi chính là nguyên nhân gây bệnh thương hàn. Vi khuẩn thương hàn có thể sống hàng tháng trời ngoài môi trường mà không bị chết đi. Vi khuẩn tồn tại trong nước từ 2 – 3 tuần, trong phân thường từ 2 – 3 tháng và sống được trong môi trường nước đá từ 2 – 3 tháng. Bị hủy bởi nhiệt độ từ 50 độ C hoặc bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thường dùng.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và hầu hết là do ăn phải thức ăn, sữa, nước uống bị nhiễm vi khuẩn Salmonella typhi.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường có nguy cơ nhiễm thương hàn ?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị thương hàn. Bệnh xảy vào các mùa quanh năm, không phân bố theo mùa hay theo tháng. Bệnh phát triển mạnh thường vào mùa hè, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9. Loại khuẩn này có thể truyền bệnh từ người này sang người khác nếu người nhiễm khuẩn không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm thương hàn, bao gồm:
-
Sống tại môi trường có điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh.
-
Sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
-
Xử lý phân không đúng quy trình.
-
Các vật nuôi trong nhà bị nhiễm khuẩn.
-
Du lịch đến vùng đang có dịch bệnh.
-
Làm việc trong phòng xét nghiệm, thường xuyên tiếp xúc với khuẩn Salmonella.
-
Trẻ nhỏ, người già và người có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
-
Bệnh xảy ra nhiều hơn ở các nước kém phát triển.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh thương hàn
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng, xem xét các triệu chứng mà bạn gặp phải. Ngoài ra kết quả chẩn đoán sẽ được xét dựa trên kết quả xét nghiệm phân lập được Salmonella typhi trong phân, máu hoặc các bệnh phẩm khác của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị bệnh thương hàn hiệu quả
Nguyên tắc trong điều trị bệnh thương hàn, bao gồm:
-
Cần cách ly người bệnh khỏi cộng đồng để tránh lây nhiễm và bùng phát dịch.
-
Sử dụng các kháng sinh đặc hiệu theo đúng quy trình.
-
Bù nước, điện giải khi bị tiêu chảy nặng.
-
Trợ tim mạch.
-
Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh, sử dụng chế độ ăn lỏng, mềm cho đến khi hết tiêu chảy.
-
Không nên uống sữa vì chúng có thể khiến tiêu chảy trầm trọng hơn.
Với những trường hợp có triệu chứng nhẹ, người bệnh không cần đến bệnh viên ngay. Thương hàn thường hết sau khoảng 4 – 7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong thời gian này bạn cần theo dõi diễn biến của các triệu chứng để có biên pháp xử lí kịp thời.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thương hàn
-
Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
-
Không nên tiếp xúc với người khác để tránh bệnh lan rộng.
-
Tốt nhất bạn nên cách ly và sử dụng nhà tắm riêng.
-
Sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay thật sạch.
-
Bạn không nên chế biến thức ăn cho người khác trong thời gian mắc bệnh.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Bạn có thể phòng tránh bệnh thương hàn bằng cách:
-
Tuyên truyền phòng chống dịch.
-
Chỉ nên ăn thức ăn hợp vệ sinh đã được nấu chín kĩ; nước và sữa để uống cần phải là loại đã được tiệt trùng.
-
Đậy kín thức ăn, không cho ruồi bâu vào.
-
Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
-
Hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa thương hàn nên cần tiêm chủng để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
-
Đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn nước.
-
Xử lý rác thải và phân đúng quy trình.
-
Không dùng phân tươi để bón cho cây trồng.
-
Không nên tiếp xúc với người đang nhiễm khuẩn Salmonella.
-
Khi phát hiện các triệu chứng nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị đúng bệnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.