Tìm hiểu chung

U trung thất là gì?

Khối u là sự phát triển bất thường của mô, chúng có thể xảy ra ở hầu hết mọi vùng trên cơ thể, các khối u trung thất phát triển ở trung thất. Trung thất là vùng ở giữa ngực, nằm giữa xương ức và cột sống, khu vực này chứa các bộ phận quan trọng bao gồm: tim, thực quản và khí quản.

Vị trí của khối u ở trung thất thường phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân.

Ở trẻ em, khối u thường gặp ở khu sau của trung thất, thường là khối u lành tính hoặc không gây ung thư.

Ở người lớn, khối u thường ở khu trước trung thất, các khối u này thường ác tính hoặc gây ung thư.

Nhìn chung, khối u ở trung thất thường rất hiếm gặp.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của u trung thất

Người mắc khối u trung thất thường không có triệu chứng gì. Các triệu chứng chỉ xuất hiện và tiến triển khi khối u đang chèn ép các cơ quan xung quanh, chúng bao gồm:

  • Ho;

  • Khó thở;

  • Tức ngực;

  • Sốt / ớn lạnh;

  • Đổ mồ hôi đêm;

  • Ho ra máu;

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;

  • Sưng hạch bạch huyết;

  • Tắc nghẽn hô hấp;

  • Khàn tiếng.

Biến chứng có thể gặp khi bị u trung thất

Cả khối u lành tính và ác tính nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các vấn đề xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi những khối u lành tính phát triển, chúng sẽ chèn ép các cơ quan và các mô xung quanh, có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ.

Các khối u ung thư có thể lan ra các vùng khác trên cơ thể, khi chúng xâm lấn trái tim hoặc mạch máu của tim có thể dẫn đến tử vong. Khối u cũng có thể xâm nhập vào cột sống, điều này có thể dẫn đến việc chèn ép cột sống.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến u trung thất

Nguyên nhân gây ra u trung thất phụ thuộc vào nơi khối u xuất hiện, bao gồm:

Ở khu trước của trung thất:

  • Lymphoma – khối u ác tính bao gồm cả bệnh Hodgkin và không Hodgkin.

  • Thymoma (u tuyến ức) và u nang tuyến ức.

  • Bướu giáp thòng trung thất (thường là lành tính, nhưng đôi khi có thể gây ung hoá).

Ở khu giữa của trung thất:

  • U nang phế quản (u lành tính gặp  trong hệ hô hấp).

  • Hạch lympho trung thất, hoặc phì đại các hạch bạch huyết.

  • Nang màng ngoài tim (sự phát triển lành tính trên màng tim).

  • Bướu giáp thòng trung thất.

  • Các khối u khí quản (thường là tăng trưởng lành tính)

  • Bất thường về mạch máu như phình hay bóc tách động mạch chủ.

Ở khu sau của trung thất:

  • Extramedullary haematopoiesis – Một nguyên nhân hiếm gặp của khối u hình thành từ tủy xương mở rộng và thường kết hợp với thiếu máu nặng.

  • Hạch trung thất.

  • Khối u thần kinh trung thất (tế bào ung thư của thần kinh).

  • U nang thần kinh trung thất (Một nguyên nhân hiếm gặp liên quan đến hệ thống thần kinh và hệ thống tiêu hóa).


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ gặp u trung thất?

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u trung thất

Bác sĩ chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm bao gồm:

  • X-quang ngực.

  • Chụp CT ngực.

  • MRI ngực.

  • Phương pháp nội soi kèm sinh thiết (nhằm xác định loại khối u bạn đang mắc phải).

Phương pháp điều trị u trung thất hiệu quả

Tùy thuộc vào vị trí của các khối u mà bác sĩ sẽ quyết định phương án điều trị. Phẫu thuật thường được sử dụng đầu tiên để loại bỏ các khối u. Một khi khối u được lấy ra, bác sĩ có thể sử dụng hóa trị liệu và / hoặc xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u trung thất

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *