Tìm hiểu chung

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là loại ung thư thuộc về nhóm ung thư miệng – hầu, bệnh này có thể xuất hiện và phát triển ở phần lưỡi miệng (2/3 lưỡi trước) hoặc phần đáy lưỡi (một phần ba lưỡi sau).


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư lưỡi

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi và bệnh ung thư miệng rất giống nhau, chính vì thế rất dễ bị nhầm lẫn, đau nhức vùng miệng hoặc cảm giác thấy lạnh là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư miệng – hầu nói chung. Một số dấu hiệu, triệu chứng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân ung thư lưỡi đó là:

  • Sụt cân nhưng không biết nguyên nhân;

  • Khó nuốt cũng như nhai thức ăn, nói chuyện;

  • Chảy máu trong miệng;

  • Trên lưỡi có những mảng màu đỏ hoặc màu trắng;

  • Xuất hiện các khối u hoặc các vết loét trên lưỡi;

  • Có khối u ở cổ;

  • Có bệnh ở khu vực miệng – hầu thì rất lâu lành.

Ở một số bệnh nhân còn xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng khác nữa nhưng do không phổ biến nên không được đề cập.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi

Cũng giống như hầu hết những loại ung thư khác, ung thư lưỡi có nguyên nhân xuất phát từ việc nhiễm sắc thể đột biến, các gen này được kích hoạt gây ung thư. Chiếm đa số các bệnh ung thư miệng – hầu, ung thư lưỡi là loại ung thư biểu mô tế bào vảy.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư lưỡi không thể không kể đến virus HPV – loại virus vốn lây truyền qua đường tình dục, loại virus này không chỉ gây bệnh ung thư ở lưỡi mà còn đồng thời gây bệnh ở các cơ quan khác.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc ung thư lưỡi?

Ung thư lưỡi là bệnh ung thư không phổ biến và thường xuất hiện ở người trưởng thành. Theo thống kê của Bộ y tế thì khoảng 1/8 trường hợp mắc bệnh xảy ra ở người dưới 50 tuổi. Nhìn chung, tỉ lệ mắc bệnh ung thư miệng – hầu nói chung chiếm khoảng 2% trong tổng số người mắc bệnh ung thư, và nam giới có tỉ lệ mắc bệnh gấp đôi nữ giới.

Có nhiều yếu tố càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi, có thể bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, kém lành mạnh.

  • Nhiễm virus HPV.

  • Nghiện hút thuốc lá, nghiện rượu bia, các chất kích thích.

  • Có tiền sử mắc các bệnh ung thư khác.

  • Tiền sử nhân thân có người từng mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc các bệnh ung thư miệng – hầu.

  • Suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể do HIV/AIDS.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư lưỡi

Trước tiên, bệnh nhân được khám tổng quát và điều tra bệnh sử, đặt nền tảng đầu tiên cho quá trình điều tra và điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Các cuộc xét nghiệm máu, chụp X-quang, CT hoặc MRI sẽ được tiến hành để tìm nguyên nhân, các yếu tố gây ra bệnh, trên cơ sở các kết quả tìm được các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về bệnh, giải pháp điều trị hợp lý với tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân.

Đến bệnh viện thăm khám càng sớm thì tỉ lệ điều trị bệnh hiệu quả đạt kết quả càng cao.

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi hiệu quả

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe, kích thước khối u và bệnh ung thư này đã di căn đến hạch bạch huyết ở cổ chưa. Bệnh nhân sẽ được phối hợp các phương pháp điều trị với nhau trong quá trình trị bệnh.

Các phương pháp có thể được áp dụng, đó là:

  • Phẫu thuật.

  • Xạ trị: Đây là phương pháp cần đến chất phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này có tác dụng phụ kèm theo đó là các tế bào bình thường lân cận cũng chịu tổn thương.

  • Hóa trị: Phương pháp này dùng hóa chất nhắm đến tiêu diệt tế bào ung thư, tất nhiên không thể tránh khỏi việc các tế bào bình thường cũng chịu tổn thương.

  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Phương pháp này nhắm đến các phân tử chính, đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành và phát triển khối u. Ưu điểm của phương pháp này đó là hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.

  • Trường hợp khối u đặc biệt lớn thì bệnh nhân được tiến hành cắt bỏ một phần hay toàn bộ lưỡi sau đó là các cuộc phẫu thuật tái tạo lại lưỡi. Quá trình điều trị trong trường hợp này sẽ thay đổi vĩnh viễn khả năng giao tiếp và khả năng nhai nuốt thức ăn của bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư lưỡi

  • Bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích khác.

  • Tăng cường vận động để cải thiện sức khỏe, khả năng đề kháng của cơ thể.

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

  • Khi có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng bất thường xảy ra thì phải liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa hoặc đến ngay bệnh viện lớn gần nhất để có giải pháp cứu chữa kịp thời.

 

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được. Điều quan trọng nhất trong việc chống lại ung thư chính là người bệnh cần có thái độ lạc quan và kiên trì điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người có thái độ sống tích cực kết hợp với phương pháp điều trị hợp lý đã kéo dài được tuổi thọ và chống lại được căn bệnh ung thư.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *