Tìm hiểu chung

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh gan nghiêm trọng gây ra bởi virus viêm gan B (HBV), bệnh có khả năng lây nhiễm cao và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan. Viêm gan B có hai dạng:

  • Viêm gan B cấp tính là bệnh lý ngắn ngày, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Bệnh đôi khi có thể dẫn đến viêm gan B mãn tính;

  • Viêm gan B mãn tính xảy ra dài hạn, khi virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân.

Mặc dù viêm gan B không có thuốc chữa trị nhưng hiện nay đã có vắc xin phòng chống virus gây viêm gan.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B thường xuất hiện khoảng 2 – 3 tháng sau khi đã bị nhiễm và có thể từ nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B có thể bao gồm:

  • Đau bụng;

  • Nước tiểu tối màu;

  • Phân có màu xanh xám;

  • Đau khớp;

  • Chán ăn;

  • Buồn nôn và ói mửa;

  • Mệt mỏi;

  • Mạch máu nổi lên trên da như màng nhện (còn gọi là dấu sao mạch);

  • Vàng da và lòng trắng mắt;

  • Sốt nhẹ.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm gan B

Viên gan B mãn tính có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Xơ gan: Là sự biến đổi các mô lành tính thành các mô sẹo, xơ, không còn giữ được các chức năng vốn có của gan.

  • Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính sẽ tăng nguy cơ ung thư gan. Loại ung thư này ít khi được phát hiện sớm và rất khó điều trị.

  • Suy gan: Khi hầu hết các tổn thương gan đã quá nặng và không thể phục hồi sẽ xảy ra suy gan. Các chức năng gan hầu như không còn hoạt động trong tình trạng này.

  • Viêm gan D lây nhiễm: Bất cứ ai bị nhiễm viêm gan B kinh niên cũng dễ bị lây nhiễm với một chủng bệnh viêm gan siêu vi – viêm gan D. 

  • Vấn đề về thận: Viêm gan B lây nhiễm có thể gây ra vấn đề về thận, có thể dẫn đến suy thận cuối cùng.

  • Viêm mạch máu: Viêm mạch máu có thể gây biến chứng hơn nữa, mặc dù điều này là một biến chứng hiếm gặp của bệnh viêm gan B.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm gan B

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là do nhiễm một loại virus tên là virus viêm gan B (HBV). Các đường lây lan chính của viêm gan B là:

  • Lây truyền qua đường máu: Khi máu của người bệnh tiếp xúc với người khỏe mạnh. Hình thức lây nhiễm có thể do sử dụng chung kim tiêm, qua các vết thương hở,…

  • Lây truyền qua đường tình dục: Khi người khỏe mạnh quan hệ tình dục với người bệnh.

  • Lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B?

Viêm gan B có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh phổ biến hơn ở người lớn. Trường hợp viêm gan B ở trẻ em rất hiếm và thường phát triển thành mạn tính.

Một số yếu tố tăng nguy cơ viêm gan B có thể kể đến như là:

  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng hay với người mắc bệnh viêm gan B mà không dùng biện pháp bảo vệ.

  • Dùng chung kim tiêm khi dùng thuốc truyền tĩnh mạch.

  • Quan hệ đồng giới nam.

  • Sống với người mắc bệnh viêm gan B;

  • Mẹ mắc bệnh viêm gan B có thể truyền sang con;

  • Công việc phải tiếp xúc nhiều với máu người bệnh;

  • Du lịch đến những vùng có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao như Châu Phi, Trung và Đông Nam Á, Đông Âu.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm gan B

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bạn và thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để kiểm tra chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm kiểm tra nhiễm viêm gan B bao gồm:

  • Xét nghiệm 5 hạng mục: Đây là xét nghiệm cần thiết nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm bệnh, khả năng lây nhiễm và khả năng phục hồi.

  • Xét nghiệm HBV – DNA: Nhằm kiểm tra số lượng virus HBV trong cơ thể.

  • Xét nghiệm chức năng gan: Nhằm đánh giá chức năng của gan.

  • Siêu âm gan: Cho biết hình ảnh và những tổn thương bên ngoài của gan.

  • Sinh thiết gan: Dùng một mẫu mô gan và đem soi dưới kính hiển vi để tìm virus HBV.

Phương pháp điều trị viêm gan B hiệu quả

Các phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào việc bạn bị viêm gan B cấp tính hay mãn tính

Viêm gan B cấp tính:

  • Có thể không cần điều trị, bệnh có thể tự khỏi.

  • Nghỉ ngơi ở nhà và hoạt động nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi hợp lý từ 1 – 4 tuần sau khi chẩn đoán bệnh sẽ có ích cho việc phục hồi bệnh. Trong khoảng thời gian này, bạn nên tránh tiếp xúc thân mật với người khác, chế độ ăn nên cung cấp đủ calo, chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể.

Viêm gan B mạn tính:

  • Dùng các loại thuốc kháng virus như epivir, hepsera, telbivudine (tyzeka) và entecavir (baraclude) có thể giúp chống lại virus viêm gan B và làm chậm khả năng gây tổn thương cho gan của chúng.

  • Ghép gan: Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp này nếu gan bạn đã bị tổn hại quá nghiêm trọng. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần gan bị tổn hại và thay vào bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng.

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

 


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm gan B

  • Không nên quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho người khác trong quá trình điều trị.

  • Nếu bạn có thai nên thông báo ngay với bác sĩ để tìm cách bảo vệ sức khỏe cho thai nhi.

  • Không cho máu hoặc tạng.

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Để phòng tránh bệnh viêm gan B, bạn nên:

  • Tiêm chủng vắc-xin phòng chống viêm gan B.

  • Không dùng kim chung với người khác.

  • Quan hệ tình dục an toàn.

  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân có dính máu và dịch tiết của người khác.

  • Nhân viên y tế phải thận trọng khi tiếp xúc với máu, giữ gìn vệ sinh an toàn.

  • Hạn chế uống bia rượu.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có triệu chứng của bệnh viêm gan.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *