Tìm hiểu chung

Bệnh viêm gan cấp tính là gì ?

Bệnh viêm gan cấp là tình trạng viêm cấp tính của gan với đặc trưng là xuất hiện đột ngột và thời gian phát bệnh ngắn. Thông thường các trường hợp bị bệnh gan cấp tính thường phục hồi bệnh sau khoảng 1 – 2 tháng. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh kéo dài hơn và chuyển thành viêm gan mạn tính hay dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan và ung thư gan.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm gan cấp

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan cấp bao gồm:

  • Người mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng;

  • Buồn nôn và nôn;

  • Bị sốt nhẹ;

  • Đau bụng, khó chịu ở vùng dưới sườn bên phải ổ bụng;

  • Vàng da, vàng mắt;

  • Nước tiểu màu đen hoặc màu vàng sậm;

  • Phân trắng giống phân cò;

  • Người bệnh bị viêm gan cấp do virus B có thể bị đau khớp, lú lẫn và hôn mê.

Triệu chứng của viêm gan cấp có thể dễ thấy ở người này nhưng lại tiến triển âm thầm với người khác gây trở ngại trong việc phát hiện bệnh và điều trị. Đến khi các triệu chứng rõ ràng hơn thì hầu như viêm gan đã chuyển sang giai đoạn mạn tính và rất khó điều trị.

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm gan cấp

Viêm gan cấp nếu không được điều trị và có cách bảo vệ gan đúng đều có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và không thể hồi phục như:

  • Viêm gan mạn tính;

  • Xơ gan;

  • Suy gan;

  • Ung thư gan.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn xuất hiện các triệu chứng trên để có chẩn đoán chính xác và có phương án chữa trị kịp thời.  Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm gan cấp

Những nguyên nhân dẫn đến viêm gan cấp thường gặp là:

  • Viêm gan do nhiễm virus: Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất và cũng nguy hiểm nhất. Những loại virus gây viêm gan là virus viêm gan A , B, C, D, E. Trong đó, virus viêm gan B, C và E là những loại virus chính dẫn đến viêm gạn mạn. Mỗi loại virus sẽ chủ yếu truyền bệnh qua những con đường khác nhau.

  • Viêm gan cấp do nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum sống ký sinh tại gan khiến gan sưng to.

  • Viêm gan cấp do độc tố: Các độc tố thường có trong các chất kích thích như bia, rượu có thể gây ra viêm gan cấp.

  • Viêm gan cấp do thuốc: Thói quen lạm dụng thuốc, tự ý sử dụng thuốc có thể gây hoại tử tế bào gan và làm cho tổn thương gan ngày một trầm trọng.

  • Viêm gan cấp do thực phẩm bẩn: Thực phẩm bẩn không chỉ chứa những loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng mà còn chứa rất nhiều chất hóa học, chất bảo quản, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất tạo nạc… có thể dẫn đến không chỉ bệnh viêm gan cấp mà còn nhiều bệnh ung thư nguy hiểm khác.

  • Viêm gan do rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch thay vì tấn công tác nhân gây hại cho gan, khi bị rối loạn chúng có khả năng tấn công ngược lại các tế bào gan khỏe mạnh gây viêm gan.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan cấp?

Đây là bệnh phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỉ lệ nam mắc bệnh này cao hơn nữ. Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm gan cấp có thể kể đến như là:

  • Tiếp xúc với máu của người bị viêm gan.

  • Vệ sinh kém hoặc điều kiện vệ sinh còn hạn chế.

  • Những người mắc bệnh gan như bệnh gan tự nhiễm, bệnh Wilson, thiếu alpha-1 anitrypsin sẽ có nguy cơ xuất hiện triệu chứng bệnh viêm gan.

  • Uống rượu, hút thuốc nhiều và lâu năm.

  • Nhiễm HIV.

  • Gan nhiễm mỡ.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm gan cấp

Các bác sĩ có thể chẩn đoán viêm gan cấp bằng cách thực hiện khám lâm sàng, hỏi về bệnh sử của bạn và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ ấn nhẹ lên bụng để xem bạn có đau và khám xem gan có to không, da và mắt có vàng không.

Những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh:

  • Xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm chỉ số men gan như: ALT, AST.

  • Xét nghiệm chức năng gan: Kiểm tra hoạt động của gan có bình tường hay không.

  • Xét nghiệm bất thường về bài tiết mật ở gan như: GGT, ALP.

  • Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện kháng thể virus viêm gan và kháng nguyên trong máu giúp xác định loại virus nào gây bệnh.

  • Siêu âm: Giúp xem có dịch, gan to hay tổn thương trong ổ bụng hay không.

  • Sinh thiết gan: Xét nghiệm giúp xác định xem có nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương gan hay không.

Phương pháp điều trị bệnh viêm gan cấp hiệu quả

Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ giúp bệnh nhân có phương án chữa trị thích hợp và hiệu quả. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan cấp và việc điều trị bệnh chủ yếu nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng bệnh diễn tiến xấu đi và giảm nhẹ các biểu hiện do bệnh gây ra.

Một số loại thuốc được sử dụng cho người bệnh viêm gan có tác dụng tăng cường chức năng gan như BEDIPA (thuốc uống), Méthionin. Ngoài ra, tùy vào loại virus gây bệnh và độ ảnh hưởng của virus đó mà sẽ có những loại thuốc và phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Virus viêm gan A: Không cần điều trị bằng thuốc, chỉ cần nghỉ ngơi nhiều.

  • Virus viêm gan B: Phải điều trị bằng thuốc và theo dõi lâu dài vì virus viêm gan B rất nguy hiểm, nếu không chữa trị và ngăn chặn nhanh chóng có thể tiến tới viêm gan mạn hay các biến chứng nguy hiểm khác.

  • Virus viêm gan C: Dùng thuốc kháng sinh và theo dõi bệnh. Cũng giống HPV, virus gây viêm gan C (HCV) cũng là loại nguy hiểm.

  • Virus viêm gan D: Dùng alpha interferon để điều trị.

  • Virus viêm gan E: Không có thuốc điều trị viêm gan E.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gan cấp

Người bệnh cần phải thay đổi lối sống để điều trị hiệu quả nhất, cụ thể như sau:

  • Điều trị và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc bỏ thuốc hoặc ngưng điều trị vì chúng có thể dẫn đến viêm gan mạn tính nếu virus vẫn chưa được tiêu diệt hết.

  • Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tịnh dưỡng để cơ thể có thời gian để phục hồi.

  • Tuyệt đối không nên uống rượu bia để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.

  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ và cân bằng chế độ dinh dưỡng để giúp gan tăng cường chuyển hóa, tránh tạo áp lực khiến gan hoạt động quá sức.

  • Tăng cường vận động nâng cao sức khỏe.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

  • Có chế độ ăn khoa học lành mạnh, hợp vệ sinh.

  • Vận độn thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, trong đó có gan.

  • Không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác.

  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *