Tìm hiểu chung
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh gì?
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, gây loét và chảy máu đại trực tràng; đồng thời có thể gây tổn thương lan tỏa đến lớp niêm mạc và dưới niêm mạc ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải. Viêm loét đại trực tràng chảy máu chỉ mức độ nặng của bệnh viêm đại trực tràng. Bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét đại trực tràng chảy máu
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét đại trực tràng chảy máu tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Những triệu chứng có thể bao gồm:
-
Đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo phân nhày máu.
-
Đau bụng, chướng bụng.
-
Sốt.
-
Sút cân không lý do, mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt chóng mặt do thiếu máu.
-
Chán ăn.
-
Rối loạn nước và điện giải.
-
Đau khớp hoặc viêm khớp.
-
Gặp khó khi đại tiện.
Biến chứng có thể gặp khi bị viêm loét đại trực tràng chảy máu
Một số biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh viêm loét đại trực tràng không được điều trị:
-
Viêm đại tràng nhiễm độc.
-
Xuất huyết ồ ạt mất kiểm soát dẫn tới suy nhược cơ thể.
-
Thủng đại tràng.
-
Có thể dẫn tới ung thư đại tràng nếu để lâu không điều trị.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện nhưng triệu chứng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu để được chẩn đoán chính xác và phương án chữa trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm loét đại trực tràng chảy máu
Cho đến nay, nguyên nhân thực sự gây ra căn bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu vẫn chưa được làm rõ nhưng bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch, di truyền, môi trường, tâm lý và nhiễm khuẩn.
Lúc đầu bệnh có thể chỉ khu trú tại trực tràng, về sau lan dần vào bên trong, tổn thương có thể toàn bộ đại tràng đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị viêm loét đại trực tràng chảy máu?
Viêm loét đại trực tràng có thể xảy ra đối với cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Trong đó, thời điểm khởi phát bệnh thường gặp nhất vào độ tuổi từ 15 – 40 tuổi.
Với những người đã từng mắc bệnh viêm loét đại tràng thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
Những yếu tố nguy cơ được cho là tăng khả năng mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là:
-
Yếu tố gia đình hoặc di truyền: Có người thân trong gia đình mắc bệnh thì cũng có nguy cơ cao bị viêm loét đại trực tràng chảy máu.
-
Tâm lý, sinh lý: Căng thẳng về tinh thần, thể lực cũng góp phần gây ra bệnh.
-
Tuổi tác: Thời điểm khởi phát bệnh hay gặp nhất là từ 15-40 tuổi.
-
Môi trường: Những người không hút thuốc có khả năng mắc bệnh cao hơn 40% so với người hút thuốc. Nguyên nhân là chất nicotine trong thuốc lá có thể ức chế bệnh. Tuy nhiên, thuốc lá sẽ gây lại những căn bệnh nguy hiểm khác.
-
Nhiễm khuẩn, miễn dịch: Người đã từng gặp các bệnh như nhiễm trùng đường ruột hoặc trong cơ thể có các loại khuẩn như E.Coli, Salmonella, Shigella, Campylobacter thì khả năng sẽ bị viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu
Các bác sĩ có thể chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng cách:
Hỏi về tiền sử các bệnh lý, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân để xem có yếu tố nào liên quan đến viêm loét đại trực tràng hay không.
Thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh cần thiết để việc chẩn đoán được chính xác. Những xét nghiệm có thể bao gồm:
-
Nội soi đại tràng toàn bộ và mô bệnh học.
-
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và sinh hóa máu.
-
Chụp X-quang bằng phương pháp đối quang kép có thể phát hiện các ổ loét trên thành ruột.
-
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT Scan).
Phương pháp điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu hiệu quả
Tùy theo mức độ nặng và phạm vi tổn thương của bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, điều trị nội khoa vẫn được ưu tiên hơn.
Các thuốc điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu bao gồm:
-
Dẫn xuất của 5-ASA;
-
Gluccorticoid;
-
Thuốc kháng sinh;
-
Thuốc ức chế miễn dịch.
Điều trị ngoại khoa trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, nhất là trong các trường hợp đại tràng chảy máu nhiều, thủng đại trạng, phình giãn đại tràng nhiễm độc, ung thư. Điều trị ngoại khoa bao gồm việc phẫu thuật cắt toàn bộ đại tràng.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm loét đại trực tràng chảy máu
Chế độ sinh hoạt:
-
Tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
-
Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Chế độ dinh dưỡng:
-
Trong trường hợp nhè và vừa: Cò thể ăn nhẹ, nên kiêng của chất xơ tạm thời.
-
Trong trường hợp nặng: Phải nhịn ăn hoàn toàn. Chỉ đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Cần phải bổ sung thêm sắt, axit folic, nước và chất điện giải.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Để phòng tránh bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu bạn nên:
-
Điều trị dứt điểm bệnh viêm loét trực tràng.
-
Không nên quá căng thẳng, stress.
-
Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học.
-
Nên tăng cường vận động để có sức đề kháng.
-
Không dùng rượu bia và các chất kích thích.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.