Tìm hiểu chung
Viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi là gì?
Niêm mạc là một bộ phận làm màng che khắp thành của các bộ phận trong cơ thể người, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng, các chất dịch tiết có thể gây hại cho bộ phận đó.
Niêm mạc miệng là lớp màng bao phủ khoang miệng. Tình trạng viêm nhiễm bởi vi khuẩn hoặc vi trùng ở niêm mạc miệng, lưỡi được gọi là bệnh viêm loét niêm mạc miệng lưỡi.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi
Bệnh viêm loét niêm mạc miệng lưỡi có các dấu hiệu, triệu chứng rất rõ ràng, phổ biến nhất là:
-
Các vết loét sưng đỏ, đau, gây khó chịu khi nói chuyện, nhai, nuốt;
-
Những áp-xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc;
-
Trường hợp nặng là trường hợp viêm loét cấp tính: các vết loét sưng tấy đỏ và vô cùng đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch ở góc hàm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với nha sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét niêm mạc miệng lưỡi, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây:
-
Nhiễm khuẩn: có thể là các loại vi khuẩn gây hoại tử nướu, vùng quanh cổ răng, vi khuẩn răng miệng từ việc vệ sinh kém, người suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể, người suy dinh dưỡng cấp tính.
-
Nhiễm virus: các loại virus như Herpes, Rubella, Coxsackie, Epstein – Barr.
-
Dị ứng thức ăn.
-
Chấn thương: bỏng do các thức ăn thức uống quá nóng; các lần chấn thương miệng, răng do té ngã, bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
-
Do chịu tác động của các chất hóa học như: nước súc miệng, kem đánh răng,…
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi?
Bệnh viêm loét niêm mạc miệng lưỡi có thể xảy đến với bất kỳ đối tượng lứa tuổi, giới tính nào.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi, bao gồm:
-
Người có thói quen ăn đồ cay, nóng.
-
Người vệ sinh răng miệng kém.
-
Người từng chấn thương răng miệng.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi
Các bác sĩ sẽ điều tra bệnh sử và khám tổng quát trước tiên.
Bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp xét nghiệm như xét nghiệm máu để điều tra các thành phần trong máu có dấu hiệu hay thành phần bất thường hay không. Ngoài ra, tùy theo dấu hiệu thu thập được mà các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm các cơ quan khác, chẳng hạn như gan, thận, dạ dày, ruột.
Nếu xét nghiệm không cho kết quả rõ ràng thì các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tế bào mô hoặc nuôi cấy vi trùng, virus để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Từ các kết quả có được các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chuẩn xác nhất và giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Phương pháp điều trị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi hiệu quả
Tùy tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh cụ thể của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có những giải pháp điều trị cụ thể, các giải pháp có thể được dùng đó là:
-
Thuốc kháng sinh.
-
Thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc sát khuẩn răng miệng.
-
Thuốc hạ sốt.
-
Trường hợp nặng: bệnh nhân được dùng các loại thuốc điều trị toàn thân.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
-
Hạn chế ăn các thức ăn cay, nóng, các thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
-
Đối với những ai dị ứng thuốc thì phải báo ngay với bác sĩ để đổi thuốc chữa trị, tuyệt đối không để tình trạng dị ứng kéo dài.
-
Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, thật sạch sẽ.
-
Tham khảo chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh từ các chuyên gia dinh dưỡng.
-
Có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng gì bất thường phải liên hệ ngay với các bác sĩ để có giải pháp giải quyết phù hợp nhất.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.