Tìm hiểu chung

Viêm màng não là bệnh gì?

Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng màng bao phủ não và tủy sống, dẫn đến hiện tượng viêm của màng não (đau đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng) và tăng số lượng bạch cầu trong dịch não tủy.

Nguyên nhân bệnh phần lớn là do virus, hay siêu vi trùng từ nơi khác lan đến dịch não tủy.

Theo thời gian viêm màng não được phân thành 2 loại:

  • Viêm màng não cấp tính: thời gian khởi phát và diễn biến triệu chứng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
  • Viêm màng não mạn tính: thời gian diễn biến triệu chứng ít nhất 4 tuần.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não

Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tăng nhiệt độ và nóng sốt, mệt mỏi;
  • Nhức đầu;
  • Cứng gáy;
  • Nôn ói và chóng mặt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Thỉnh thoảng xuất hiện các cơn co giật.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu viêm màng não do vi khuẩn, bệnh có thể làm tổn thương não vĩnh viễn và tăng nguy cơ tử vong khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân nên chú ý các triệu chứng bệnh để thăm khám sớm tránh gây biến chứng dẫn đến nhiều hệ quả không đáng có, các biểu hiện bạn cần lưu ý như:

  • Sốt và mệt mỏi.
  • Cứng cổ.
  • Đầu nhức dữ dội và dai dẳng.
  • Buồn nôn kéo dài.
  • Mất định hướng.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não

Bệnh có thể do các tác nhân nhiễm trùng hay không nhiễm trùng.

  • Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virus, nấm. Vi khuẩn phổ biến là Streptococcus pneumoniae, Meningitis Neisseria, Haemophilus influenzae, Listeria monocytogenes, Escherichia coli. Một số loại vi khuẩn lây qua đường hô hấp khi hát hơi, ho,… cũng có thể gây bệnh.
  • Không nhiễm trùng: Do thuốc (thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh) và bệnh ung thư biểu mô.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não?

Mọi người đều có nguy cơ mắc phải.

Thường gặp ở người già và trẻ em dưới 5 tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não, bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch kém, suy giảm miễn dịch.
  • Chưa tiêm phòng viêm màng não.
  • Dị tật hệ cấu trúc thần kinh bẩm sinh hoặc chấn thương sọ não.
  • Sống ở khu vực công cộng có nhiều vi trùng, ô nhiễm.
  • Bệnh hô hấp mãn tính, lao, giang mai.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm màng não

Bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh lý kết hợp cùng các xét nghiệm lâm sàng để cho ra kết quả. Các xét nghiệm thường thấy như:

  • Chọc dò tủy sống, xác định vi khuẩn ở mẫu thử dịch não tủy.
  • Chẩn đoán hình ảnh qua X-quang não.
  • Xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm này sẽ cho biết nguyên nhân gây bệnh và những tổn thương ở não.

Phương pháp điều trị bệnh viêm màng não hiệu quả

  • Bệnh nhân bị viêm màng não do vi khuẩn sẽ được dùng thuốc kháng sinh khẩn cấp để có nhiều khả năng phục hồi hơn.
  • Viêm màng não do virus thường có thể tự khỏi.
  • Viêm màng não do Herpes sẽ được chỉ định thuốc kháng virus.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm màng não

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước để chóng khỏi bệnh.
  • Người bệnh nên tự ý thức về việc bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Bạn nên dùng khẩu trang khi ra ngoài hoặc có những biện pháp để ngăn vi khuẩn lây cho người khác.
  • Nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bóc hoặc dùng thức ăn.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bệnh nhân nên có chế độ ăn đầy đủ và đủ chất.
  • Bổ sung probiotics có trong sữa chua rất tốt cho dạ dày.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 có trong cá hồi, đậu, trứng.
  • Bổ sung nhiều vitamin C có trong trái cây tươi và nên dùng các hóa chất thực vật.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Tiêm phòng viêm màng não, đặc biệt với người sống ở khu tập thể.
  • Tránh nhiễm khuẩn, tốt nhất bạn không nên đến những nơi đang có dịch bệnh khi không thực sự cần thiết.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sống.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm màng não.
  • Chỉ dùng thức ăn đã được nấu chín.
  • Không nên dùng thực phẩm lên men không đảm bảo vệ sinh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *