Tìm hiểu chung
Viêm niêm mạc trực tràng là bệnh gì?
Trực tràng là ống cơ được kết nối đến phần cuối của ruột già. Phân sẽ đi qua trực tràng trên đường ra khỏi cơ thể. Viêm niêm mạc trực tràng có thể gây đau trực tràng và cảm giác liên tục cần phải đi tiêu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm niêm mạc trực tràng, có thể bắt nguồn từ viêm ruột, đường tình dục hoặc qua nhiễm trùng. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của của viêm niêm mạc trực tràng
-
Thường xuyên hoặc liên tục cảm giác cần phải đi tiêu;
-
Chảy máu trực tràng;
-
Đau trực tràng;
-
Đau ở phía bên trái của bụng;
-
Một cảm giác đầy ở trực tràng;
-
Tiêu chảy;
-
Đau với đi tiêu.
Biến chứng có thể gặp khi bị viêm niêm mạc trực tràng
-
Thiếu máu: Viêm niêm mạc trực tràng có thể dẫn đến chảy máu trực tràng và gây thiếu máu. Tình trạng thiếu máu lâu ngày làm cho cơ thể chống mặt, nhức đầu, mệt mỏi và da nhợt nhạt.
-
Loét: Nếu viêm trực tràng mãn tính có thể dẫn đến loét trên lớp lót bên trong trực tràng.
-
Lỗ rò: Đôi khi loét mở rộng hoàn toàn thông qua thành ruột, tạo ra một lỗ rò, kết nối bất thường có thể xảy ra giữa các bộ phận khác nhau của đường ruột. Đối với phụ nữ, một lỗ rò có thể kết nối trực tràng đến âm đạo.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm niêm mạc trực tràng
-
Nhiễm trùng: Những bệnh lây qua đường tình dục đều có khả năng làm nhiễm trùng đến niêm mạc trực trạc và gây viêm. Các bệnh bao gồm bệnh lậu, herpes sinh dục và chlamydia. Ngoài các bệnh qua đường tình dục, một số loại vi khuẩn, vi trùng lây qua đường thực phẩm cũng có thể gây bệnh như shigella, salmonella và campylobacter.
-
Mắc các bệnh có khả năng gây viêm như viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn cũng có thể gây ra viêm niêm mạc trực tràng.
-
Xạ trị bệnh ung thư: Xạ trị ở trực tràng hoặc các khu vực gần đó có thể gây kích ứng niêm mạc trực tràng và dẫn đến viêm.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị viêm niêm mạc trực tràng?
Bệnh có thể xảy ra với bất kì độ tuổi và giới tính nào nếu có liên quan đến các nguyên nhân gây bệnh. Đối với người thường xuyên quan hệ tình dục với người lạ hoặc có nhiều bạn tình thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm niêm mạc trực tràng, bao gồm:
-
Quan hệ tình dục với nhiều người hay không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ.
-
Có tiền sử mắc bệnh liên quan đến viêm ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
-
Xạ trị bệnh ung thư cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm niêm mạc trực tràng
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách:
-
Quan sát các dấu hiệu và triệu chứng trên người bệnh.
-
Hỏi về tiền sử bệnh lý để biết bệnh nhân có mắc các bệnh liên quan đến viêm niêm mạc trực tràng hay không.
-
Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân có thể giúp xác định xem viêm niêm mạc trực tràng được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn.
-
Nội soi toàn bộ đại tràng: Nội soi cho phép bác sĩ xem toàn bộ ruột và cũng có thể sinh thiết trong quá trình thử nghiệm này.
-
Xét nghiệm dịch từ niệu đạo, bàng quang hoặc trực tràng để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phương pháp điều trị viêm niêm mạc trực tràng hiệu quả
Điều trị viêm niêm mạc trực tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm.
Viêm niêm mạc do nhiễm trùng:
-
Dùng thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng do vi khuẩn.
-
Dùng thuốc kháng siêu vi nhiễm virus, chẳng hạn như các vi rút herpes truyền qua đường tình dục.
Viêm niêm mạc trực tràng do xạ trị:
Trong trường hợp viêm niêm mạc trực tràng dạng nhẹ có thể không cần điều trị. Nhưng nếu có hiện tượng đau và chảy máu nhiều thì phải được điều trị kịp thời.
-
Dùng thuốc để kiểm soát chảy máu như steroid và các loại thuốc chống viêm khác.
-
Có thể thực hiện cắt bỏ các mô bị hư hại bằng laser và đông máu trong huyết tương argon (APC).
Viêm niêm mạc do mắc bệnh liên quan đến viêm ruột:
-
Dùng thuốc chống viêm, chẳng hạn như mesalamine hoặc corticosteroid để kiểm soát bệnh.
-
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng và dùng thuốc không hiệu quả có thể phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một phần bị hư hại của đường tiêu hóa.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm niêm mạc trực tràng
-
Tráng ăn vào ban đếm vì chúng có thể khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều, gây đau và kích thích đi tiêu.
-
Bệnh có thể gây tiêu chảy nhưng bạn không nên dùng thuốc trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
-
Một số loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen. Nhưng với những người bị viêm đại tràng thì aspirin và ibuprofen có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi có nhu cầu sử dụng thuốc.
-
Dùng Sitz tắm hay còn gọi là liệu pháp ngâm mình trong nước ấm là cách để bạn giảm đau. Liệu pháp này thường dùng cho những người có bệnh liên quan đến vùng kín như bệnh trĩ, táo bón, tiêu chảy,… Bạn đổ một lượng nước vừa đủ vào bồn hoặc thau và ngồi ngâm trong đó từ 10 – 15 phút. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện từ 3 – 4 lần. Nhiệt độ nước thường vào khoảng 40 – 50 độ C tùy thuộc vào sự cảm nhận nhiệt độ của bạn.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Để phòng tránh bệnh hiệu quả, cách tốt nhất là phải quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ mình khỏi các bệnh qua đường tình dục.
Nếu có quan hệ tình dục, giảm nguy cơ các bệnh qua đường tình dục bằng cách:
-
Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục.
-
Không nên quan hệ tình dục với người lạ, nhất là người có vết loét hoặc dịch ở vùng sinh dục.
-
Nếu được chẩn đoán là viêm niêm mạc trực tràng qua đường tình dục thì không được quan hệ tình dục cho đến sau khi đã hoàn thành điều trị.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.