Tìm hiểu chung

Viêm ruột do Giardia là bệnh gì?

Viêm ruột do Giardia là bệnh do vi khuẩn Giardia một ký sinh trùng lây nhiễm trong đường ruột của người và súc vật. Vi khuẩn Giardia ít gặp nhưng có khả năng gây bệnh đường ruột, đặc biệt là đối với trẻ em. Bệnh xuất hiện trên toàn cầu và có thể bùng phát thành dịch.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị viêm ruột do Giardia

Các triệu chứng thường phát triển 9 – 15 ngày sau khi tiếp xúc, nhưng cũng có khi xuất hiện sớm chỉ sau một ngày nhiễm trùng. Có rất nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Từ tiêu chảy nhẹ tới nặng kèm theo các dấu hiệu kém hấp thu dinh dưỡng;

  • Suy nhược, chán ăn;

  • Sốt nhẹ;

  • Đau bụng;

  • Nôn (không phổ biến);

  • Đầy hơi, khí quá mức và ợ nóng.

Giardia lây nhiễm ở các tế bào của ruột non và ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Hầu hết người bị viêm ruột do nhiễm Giardia không có triệu chứng hoặc các triệu chứng gần giống như lỵ nhưng đi ngoài phân không lẫn máu. Nếu nhiễm trùng không được điều trị, các triệu chứng này có thể kéo dài trong sáu tuần hoặc nhiều hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Do nhiều trường hợp nhiễm Giardia lamblia không được nhận biết vì nó giống như viêm ruột cấp do virus, vi trùng, lỵ, ngộ độc thực phẩm… dẫn đến không kịp thời điều trị khiến cho bệnh trở nặng hơn và để lại các tổn thương không mong muốn. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu hoặc các triệu chứng đã nêu trên thì bạn cần đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm ruột do Giardia

Bệnh do ký sinh trùng Giardia lamblia (G.Intestinalis và G.Duodenalis) gây nên. Chúng có dạng hình thoi, là một loại trùng roi, có sức chịu đựng khá tốt ở môi trường ngoại cảnh, không bị tiêu diệt bằng nước clo hoặc ozon ở nồng độ thông thường.

Giardia làm giảm sự phân tiết các enzym trong tế bào niêm mạc đường ruột. Trong trường hợp nặng, Giardia có thể làm tổn thương niêm mạc của tá tràng và hỗng tràng.


Nguy cơ mắc phải

Những ai thường có nguy cơ nhiễm viêm ruột do Giardia ?

Ai cũng có khả năng bị viêm ruột do Giardia. Nguồn bệnh là do người đào thải kén Giardia theo phân ra ngoài, đi vào không khí và lây nhiễm cho người khỏe mạnh.

Giardia xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, mọi người đều có thể bị nhiễm khuẩn. Trẻ em có khả năng mắc bệnh cao hơn người lớn. Ngoài còn có yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

  • Ăn thực phẩm sống, chưa được nấu chín kỹ hay thực phẩm đã bị nhiễm ký sinh trùng.

  • Sử dụng nguồn nước nhiễm ký sinh trùng.

  • Dễ lây nhiễm trong môi trường khép kín: trường học, nhà trẻ, bệnh viện,…

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn với người nhiễm bệnh.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm ruột do Giardia 

Xét nghiệm kháng nguyên trong phân bằng phương pháp ELISA tìm kháng thể IgG, IgM giúp chẩn đoán bệnh. Ngoài ra còn có thể sử dụng các biện pháp xét nghiệm sau để xác định bệnh:

  • Xét nghiệm dịch tá tràng

  • Phương pháp miễn dịch huỳnh quang với kháng thể đơn dòng có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao để phát hiện Giardia lamblia và Cryptosporidium trong mẫu phân.

Phương pháp điều trị viêm ruột do Giardia  hiệu quả

Viêm ruột do Giardia trong trường hợp nhẹ có thể không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau vài tuần với các phương pháp làm giảm triệu chứng tại nhà. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh Metronidazole để diệt ký sinh trùng.

Kết hợp với thuốc đặc hiệu, cần điều trị toàn diện bằng việc bổ sung thêm các loại vitamin A, D, E, K…; truyền dịch khi bị tiêu chảy nặng và mất nước.

Trong trường hợp người mắc bệnh là phụ nữ có thai thì phải đợi sau khi sinh con, người mẹ mới nên điều trị để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Biện pháp phòng chống bệnh viêm ruột do Giardia cũng tương tự như các bệnh nhiễm trùng qua đường tiêu hóa, cụ thể là:

  • Thức ăn phải được bảo vệ không để ruồi, nhặng, gián và các loài côn trùng truyền bệnh khác làm ô nhiễm.

  • Giữ gìn đồ chơi và bàn tay của trẻ em sạch sẽ vì trẻ em thường hay mút tay và ngậm đồ chơi.

  • Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Xử lý nguồn phân thải của người đúng quy trình, nguyên tắc vệ sinh.

  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe để nâng cao ý thức cho cộng đồng, không được phóng uế bừa bãi ra môi trường sống.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *