Tìm hiểu chung

Viêm ruột là gì?

Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa. Đây là tình trạng viêm nói chung xảy ra ở ruột gây ra bởi cả vi khuẩn lẫn virus. Bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng mạn đều thuộc viêm ruột.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột

Các dấu hiệu của bệnh viêm ruột bao gồm:

  • Sốt;

  • Buồn nôn;

  • Nôn;

  • Đau bụng bất thường;

  • Chán ăn;

  • Đi tiêu ra máu;

  • Đi tiêu phân nhiều nhầy;

  • Tiêu chảy nặng và cấp tính.

Biến chứng có thể gặp của viêm ruột

Bệnh viêm ruột nếu không được sớm điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn đường ruột, viêm loét, suy dinh dưỡng, có thể gây ra vấn đề trong các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như viêm khớp, viêm mắt hoặc da, móng tay hình chùy, sỏi thận, sỏi mật và đôi khi viêm ống dẫn mật. Người bị bệnh viêm ruột lâu cũng có thể phát triển bệnh loãng xương. Nguy cơ ung thư ruột kết, bệnh để càng lâu sẽ tăng thêm nguy cơ ung thư hậu môn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn 3 hoặc 4 ngày;

  • Sốt hơn 380C;

  • Có máu trong phân;

  • Có các dấu hiệu bị mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng, ít nước mắt, tiểu ít, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, có những chỗ mềm trên đỉnh đầu đối với trẻ sơ sinh, chóng mặt (đặc biệt là khi đứng lên).


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm ruột

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm ruột. Trong đó nhiễm khuẩn hay virus là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

  • Salmonella: Một loại vi khuẩn phổ biến gây tiêu chảy, sốt và đau bụng từ 12-72 tiếng sau khi nhiễm khuẩn.

  • Escherichia coli: Thường gọi là E. coli, một loại virus gây những triệu chứng nhẹ như đau bụng và sốt đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn như đi phân ra máu hoặc suy thận.

  • Staphylococcus aureus (S. aureus): Loại vi khuẩn chứa 7 chất độc này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

  • Ampylobacter jejuni (C.jejuni): Một loại vi khuẩn khác thường gây ra ngộ độc thực phẩm.

  • Shigella: Vi khuẩn gây bệnh lỵ trực khuẩn thường ảnh hưởng đến ruột.

  • Yersinia enterocolitica (Y. enterocolitica):Loại vi khuẩn này gây tiêu chảy nghiêm trọng và có thể gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Nếu bị viêm ruột do nhiễm khuẩn, nguyên nhân gây ra là ngộ độc thức ăn. Khi bạn sử dụng thực phẩm bẩn có chứa vi khuẩn, những vi khuẩn này có thể đi vào cơ thể bạn và gây ra viêm ruột. Các loại thức ăn thường gây ngộ độc thực phẩm và dẫn đến viêm ruột là thịt gia cầm sống và các loại thịt khác, sữa chưa tiệt trùng, sản phẩm chưa qua nấu chín. Các nguyên nhân gây viêm ruột khác ruột khác là:

  • Do tiếp xúc với người hoặc động vật bị bệnh nhưng nguyên do này ít phổ biến hơn.

  • Do xạ trị. Viêm ruột do xạ trị sẽ xảy ra khi những tế bào ruột khỏe mạnh bị phóng xạ làm tổn thương dẫn đến viêm.

  • Do dùng các loại thuốc như ibuprofen và naproxen sodium, các thuốc cấm như cocaine, các bệnh tự miễn như bệnh Crohn.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị viêm ruột?

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường gặp bao gồm:

  • Thành viên trong gia đình bị viêm ruột.

  • Sống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh.

  • Uống nước chưa qua xử lý hoặc nước bị ô nhiễm.

  • Thành viên trong gia đình bị viêm dạ dày ruột cấp (nhiễm virus đường ruột).


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm ruột

Bác sĩ chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng, xét nghiệm máu hoặc cấy phân.

Trong trường hợp cấy phân không mang lại kết quả chẩn đoán, bạn cần nội soi đại tràng hoặc nội soi dạ dày – tá tràng để nhìn rõ bên trong ruột, hoặc sinh thiết để chẩn đoán. Bạn cũng có thể sẽ cần chụp X-quang hoặc CT và MRI để được chẩn đoán tốt hơn.

Phương pháp điều trị viêm ruột hiệu quả

Các phương pháp điều trị viêm ruột bao gồm:

  • Nếu bệnh nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Đối với triệu chứng tiêu chảy, bạn cần bổ sung nước, nếu bạn không uống đủ nước, bác sĩ sẽ cho bạn bổ sung nước bằng dung dịch điện giải.

  • Nếu bạn bị tiêu chảy cấp, bạn sẽ cần được truyền dịch tĩnh mạch, uống thuốc hoặc thậm chí là nhập viện. Với trẻ em, trường hợp trẻ bị tiêu chảy và mất nước sẽ cần được chăm sóc y tế và truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

  • Nếu bạn bị viêm ruột do phóng xạ, bác sĩ có thể phải thay đổi xạ trị hoặc ngừng hẳn. Thậm chí bạn có thể cần phải được phẫu thuật để loại bỏ một phần ruột non bị hư hại.

  • Nếu bạn bị tiêu chảy sau khi dùng thuốc lợi tiểu, bạn nên dừng sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc thay thế.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Các biện pháp kiểm soát viêm ruột bao gồm:

  • Rửa tay cẩn thận trước khi ăn, khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Tránh sử dụng các thức uống không hợp vệ sinh như nước từ dòng suối, nước giếng và nước chưa được đun sôi.

  • Khi ăn trứng hoặc thịt gia cầm, bạn chỉ nên dùng dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ.

  • Bạn nên ăn thực phẩm được nấu chín kỹ và dự trữ thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh.

  • Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *