Tìm hiểu chung
Viêm thanh quản mạn là gì?
Viêm thanh quản mạn là tình trạng xung huyết, thoái hóa niêm mạc, viêm phù nề thanh quản, nhất là dây thanh. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và khàn tiếng kéo dài; có thể có những biến chứng cần can thiệp ngoại khoa như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh…
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản mạn
Các triệu chứng điển hình của viêm thanh quản mạn bao gồm: Có cảm giác ngứa, khô rát trong thanh quản; khàn tiếng, rát họng khi nói nhiều, không nói to được.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản mạn
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản mạn bao gồm:
-
Hít phải chất kích thích, chẳng hạn như khí thải hóa chất, chất gây dị ứng hoặc hút thuốc.
-
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
-
Viêm xoang mạn tính.
-
Uống quá nhiều rượu.
-
Thói quen lạm dụng giọng nói (chẳng hạn như với các ca sĩ hoặc người dẫn chương trình).
-
Hút thuốc lá.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ viêm thanh quản mạn?
Bệnh thường gặp ở những đối tượng hay sử dụng giọng nói như: giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người bán hàng. Hoặc vào những ngày tiết trời thay đổi, gió mùa đông bắc thì trẻ em, người lớn tuổi thường có nguy cơ bị viêm dây thanh quản cấp, mạn tính cao hơn.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh do hút thuốc, uống rượu, trào ngược dạ dày, tiếp xúc với hóa chất. Lạm dụng giọng nói của bạn bằng cách nói quá nhiều, nói quá to, la hét hoặc hát nhiều.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm thanh quản mạn
Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách khám thực thể, dựa vào các biểu hiện như ngứa, khô rát trong thanh quản; khàn tiếng, rát họng khi nói nhiều, không nói to được.
Phương pháp điều trị viêm thanh quản mạn hiệu quả
Phun dung dịch Bôrat Natri 10%.
Chữa ozen mũi nếu có.
Giải quyết ổ viêm nhiễm.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm thanh quản mạn
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
-
Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Khói thuốc làm khô họng và gây kích ứng dây thanh âm.
-
Uống nhiều nước. Nước giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch.
-
Hạn chế rượu và caffeine để đề phòng khô họng.
-
Tránh khạc, động tác này khiến dây thanh âm rung bất thường và có thể làm tăng phù nề. Khạc nhổ còn làm cho họng tiết nhiều chất nhầy hơn và bị kích ứng hơn, càng làm cho người bệnh muốn khạc nhiều hơn.
-
Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bản thân cần phải chích ngừa cúm hàng năm nếu bác sĩ đề nghị. Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người có bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.