Tìm hiểu chung

Viễn thị là gì?

Viễn thị là một trong những tật liên quan đến khúc xạ của mắt. Đây là tình trạng mắt chỉ nhìn thấy được những sự vật ở xa nhưng lại không thấy hoặc chỉ thấy mờ các sự vật ở gần. Nguyên nhân của viên thị là do giác mạc của mắt bị dẹt quá (cong quá ít) so với bình thường hoặc trục trước – sau của cầu mắt ngắn quá khiến cho hình ảnh khi thu vào mắt thay vì hội tụ ở đúng võng mạc thì lại hội tụ lại phía sau võng mạc.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viễn thị

Tật viễn thị có những dấu hiệu gần giống với lão thị (bệnh mắt xuất hiện ở người già). Những triệu chứng thường gặp của viễn thị bao gồm:

  • Thấy rõ những vật ở xa những lại thấy rất mờ những sự vật ở gần;

  • Luôn phải nheo mắt để có thể nhìn rõ;

  • Mỏi mắt, nóng mắt hoặc sưng đau vùng mắt và xung quanh mắt;

  • Chóng mặt, đau đầu khi tập trung đọc sách hay nhìn màn hình máy tính;

  • Ở trẻ em có thể xảy ra hiện tượng bị lác mắt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viễn thị không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và học tập vì không thể nhìn thấy được các vật ở gần. Đồng thời, viễn thị còn khiến người bệnh thường xuyên bị mỏi mắt do phải nheo mắt hoặc gây mất an toàn khi đi đứng, lái xe.

Khi bạn cảm thấy mắt của mình hoặc trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên, hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp can thiệp, giúp cho mắt có thể điều tiết và nhìn lại bình thường. Cách tốt nhất là bạn nên khám mắt định kỳ để được nắm rõ tình trạng của mắt và phòng chống, ngăn chặn những tật khúc xạ có thể xảy đến với mắt.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viễn thị

Viễn thị xảy ra vì hình ảnh thu lại được không hiển thị ở đúng võng mạc mắt mà lại hiển thị phía sau võng mạc, làm cho mắt chỉ nhìn được các điểm ở xa mà không nhìn được ở khoảng cách gần. Một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này là:

  • Trục trước – sau của nhãn cầu mắt quá ngắn.

  • Giác mạc không đủ độ cong mà quá dẹt.

  • Nhân mắt và đáy mắt nằm xa hơn bình thường.

  • Các bệnh về võng mạc hoặc khối u ở mắt gây nên.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị viễn thị?

Đây là một trong những tật khúc xạ biến ở mắt. Tuy có những biểu hiện gần giống với lão thị, nhưng tật viễn thị có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em chứ không riêng người lớn tuổi. Tuy nhiên, tuổi càng lớn thì nguy cơ viễn thì lại giảm dần do các yếu tố gây bệnh được giảm thiểu.

Ngoài các nguyên nhân chính, một số yếu tố bên ngoài tác động cũng làm tăng nguy cơ mắc tật viễn thị như:

  • Yếu tố di truyền: không riêng về tật viễn thị, các tật khúc xạ của mắt hầu như đều có khả năng di truyền. Người con sẽ có nguy cơ bị viễn thị cao hơn người khác nếu bố mẹ hoặc anh/chị ruột cũng bị viễn thị.

  • Nếu đã hoặc đang có bệnh về võng mạc hoặc khối u mắt, nguy cơ bị viên thì là rất cao.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viễn thị

Bệnh có thể được bác sĩ chẩn đoán thông qua những dấu hiệu mà bạn cung cấp, những bài kiểm tra mắt cơ bản hoặc bằng máy kiểm tra đồng tử và nhân mắt để biết khả năng nhìn của mắt.

Phương pháp điều trị viễn thị hiệu quả

Một số phương pháp áp dụng trong điều trị tật viễn thị:

  • Đeo kính hoặc kính áp tròng có thấu kính lồi để điều chỉnh điểm hội tụ về đúng vị trí của võng mạc.

  • Phẫu thuật bằng laser để chữa giác mạc và điều chỉnh điểm hội tụ của mắt. Phương pháp này hiện nay được dùng nhiều để điều chỉnh tật khúc xạ vì yếu tố thẩm mĩ và tiện lợi. Phẫu thuật nhanh gọn và giúp bệnh nhân có thể lấy lại thị lực bình thường mà không cần đeo kính. Tuy nhiên, khi phẫu thuật có thể xảy ra các rủi ro như:

    • Nhiễm trùng nếu không vệ sinh mắt đúng cách.

    • Điểm hội tụ bị điều chỉnh quá mức.

    • Mắt luôn thấy quầng sáng quanh đèn.

    • Mắt bị khô hoặc có thể bị mù (trường hợp hiếm gặp).

    • Kết quả của phẫu thuật có thể không tồn tại vĩnh viễn.

  • Riêng với trẻ em có tật viễn thị thì thường không cần phải điều trị vì mắt của trẻ đủ linh hoạt để bù đắp cho tình trạng này. Mặt khác, các triệu chứng của viễn thị sẽ giảm và cải thiện khi trẻ lớn lên.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bạn, cũng như biết được tiềm năng – rủi ro của các phương pháp này mang lại.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Mặc dù không thể biết trước hoặc ngăn chặn tật viễn thị, nhưng chúng ta có thể bảo vệ đôi mắt trước các tác nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh bằng một số phương pháp sau:

  • Kiểm tra mắt định kỳ ít nhất 1 lần/ năm để tầm soát các bệnh về mắt và biết rõ tình trạng thị lực của mắt.

  • Nắm rõ các dấu hiệu của viễn thị để có những phát hiện kịp thời và cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám nếu nghĩ ngờ mắc bệnh.

  • Cần kiểm soát các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp vì chúng có thể gây biến chứng cho tầm nhìn của mắt.

  • Không để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Nên đeo kính râm khi đi ra ngoài vào trời nắng để chặn tia UV bức xạ đến mắt.

  • Cung cấp các loại dưỡng chất có thành phần tốt cho mắt như vitamin A, C, omega 3, beta carotene,… Các chất dinh dưỡng này sẽ làm đôi mắt sáng khỏe, ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng.

  • Có lối sống lành mạnh: không hút thuốc và siêng năng tập luyện thể dục cho mắt để giúp mắt điều tiết tốt.

  • Lựa chọn ánh sáng tốt: nên làm việc, học tập, đọc sách báo ở những nơi có đủ ánh sáng và chọn loại ánh sáng gần gũi với mắt người như ánh sáng mặt trời.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *