Tìm hiểu chung

Xẹp phổi là gì?

Xẹp phổi là tình trạng phổi hoặc thùy phổi xẹp hoàn toàn hoặc một phần, xuất hiện khi các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị xẹp. Đây biến chứng hô hấp sau phẫu thuật, các vấn đề hô hấp khác bao gồm xơ nang, hít phải các vật lạ, các khối u phổi, dịch trong phổi, hô hấp yếu và chấn thương ngực.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của xẹp phổi

Xẹp phổi thường không có biểu hiện rõ ràng, các dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh có thể bao gồm:

  • Khó thở;
  • Thở nhanh, nông;
  • Ho.

Biến chứng có thể gặp khi xẹp phổi

Các biến chứng do bệnh xẹp phổi gây ra bao gồm:

  • Thiếu Oxy;
  • Giãn phế quản;
  • Viêm phổi;
  • Suy hô hấp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến xẹp phổi

Nguyên nhân gây ra bệnh xẹp phổi bao gồm:

  • Chất nhầy.

  • Vật thể lạ.

  • Hẹp đường hô hấp chính do bệnh.

  • Khối u trong đường hô hấp chính.

  • Cục máu đông. Điều này chỉ xảy ra nếu có nhiều máu chảy vào phổi nhưng bạn không thể ho ra.

Nguyên nhân có thể gây xẹp phổi không tắc nghẽn bao gồm:

  • Chấn thương.

  • Tràn dịch màng phổi.

  • Viêm phổi.

  • Tràn khí màng phổi.

  • Sẹo mô phổi.

  • Khối u.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ xẹp phổi?

Xẹp phổi gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tuổi: trẻ nhỏ hơn 3 tuổi hoặc người trên 60 tuổi có nguy cơ dễ mắc bệnh.

  • Bất cứ tình trạng sức khỏe nào cản trở việc ho, ngáp và thở dài.

  • Ngủ không đúng với những tư thế cố định.

  • Suy giảm chức năng nuốt, đặc biệt ở người lớn tuổi: việc hít chất tiết vào phổi là một tác nhân chính gây nhiễm trùng.

  • Bệnh phổi như hen suyễn ở trẻ em, COPD, giãn phế quản hoặc bệnh xơ nang.

  • Sinh non.

  • Phẫu thuật bụng hoặc ngực gần đây.

  • Gây mê toàn thân gần đây.

  • Yếu cơ hô hấp do bệnh teo cơ, tổn thương tủy sống hoặc bệnh thần kinh cơ.

  • Bất kỳ nguyên nhân nào gây ra tình trạng thở nông – bao gồm thuốc và các tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng hạn chế hô hấp, chẳng hạn như đau bụng do gãy xương sườn.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán xẹp phổi

Để chẩn đoán xẹp phổi và xác định nguyên nhân, bạn có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp X-quang;

  • CT scan;

  • Đo oxy bão hòa;

  • Nội soi phế quản.

Phương pháp điều trị xẹp phổi hiệu quả

Vật lý trị liệu ngực: Kỹ thuật này rất quan trọng nhằm giúp bệnh nhân có thể hít thở sâu sau khi phẫu thuật để tái mở rộng mô phổi bị xẹp

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác: Bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các vật cản đường dẫn khí thông qua quy trình hút chất nhầy hoặc nội soi phế quản.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Xẹp phổi ở trẻ em thường được gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn trong đường thở. Để giảm nguy cơ xẹp phổi, bạn nên đặt các vật nhỏ ra khỏi tầm với trẻ em.

  • Ở người lớn, xẹp phổi thường xảy ra sau khi phẫu thuật. Nếu bạn đang chuẩn bị phẫu thuật, hãy tham khảo bác sĩ về việc làm thế nào để giảm nguy cơ xẹp phổi.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *