Tìm hiểu chung

Bệnh Lyme là gì?

Bệnh Lyme là một chứng nhiễm trùng do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi gây ra. Bệnh Lyme được lây truyền sang người do vết cắn của loại ve ký sinh Ixodes. Triệu chứng của Lyme là trên da xuất hiện ban đỏ, có thể kèm sốt, mệt mỏi và nghiêm trọng hơn sẽ làm méo mặt, tim đập nhanh, đau xương khớp. Khi mắc bệnh, cần nhanh chóng điều trị để ngăn nguy cơ trở thành mạn tính.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Lyme

Dấu hiệu là một vùng da bị mẩn đỏ, được gọi là quầng ban đỏ, bắt đầu ở chỗ vết cắn vào khoảng một tuần sau khi xảy ra, vết ban thường không ngứa hoặc đau. Tuy nhiên, khoảng 25 – 50% người bệnh không phát ban.

Một số triệu chứng khác như:

  • Sốt;

  • Đau đầu;

  • Mệt mỏi.

Tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời với các triệu chứng nặng sau:

  • Méo một bên miệng hoặc cả 2 bên;

  • Đau đầu nghiêm trọng đến cứng cổ;

  • Chứng tim đập nhanh;

  • Đau khớp xương (những cơn đau có thể lặp đi lặp lại, sau đó gặp các vấn đề về trí nhớ).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh Lyme là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra; đồng thời bệnh có các triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và làm việc của con nguời. Bệnh Lyme có khả năng lây lan thành ổ dịch và có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm nếu phát triển thành bệnh mạn tính, kéo dài thời gian chữa bệnh và chi phí cho người bệnh.

Vậy nên khi có bất kỳ các dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh việc lây lan bệnh.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lyme

Bệnh do xoắn khuẩn có tên Borrelia burgdorferi gây ra. Ở mỗi châu lục sẽ có một loại xoắn khuẩn gây bệnh đặc trưng như:

  • Bắc Mỹ: Vi khuẩn Borrellia burgdorferi sensu strict và Borrelia mayonii.

  • Châu Âu và Châu Á: Vi khuẩn Borrelia afzelii và Borrelia garinii.

Bệnh có tính truyền nhiễm, vậy nên chúng ta thường dễ mắc bệnh khi:

  • Tiếp xúc với mầm bệnh, khu vực có nguồn dịch.

  • Ăn phải thức ăn hay tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

  • Bị ve có chứa xoắn khuẩn cắn.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh Lyme?

Vì bệnh có tính truyền nhiễm nên dễ xảy ra với nhiều đối tượng từ trẻ em đến người lớn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Lyme, bao gồm:

  • Người làm nghề nông, lâm nghiệp tiếp xúc nhiều với cây, rừng, động vật.

  • Người bệnh đi rừng, đi du lịch bị động vật cắn.

  • Tiếp xúc với người bệnh, nguồn thức ăn nhiễm bệnh.

  • Tiếp xúc với nơi đang có dịch bệnh.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Lyme

Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, nghề nghiệp và các hoạt động; đồng thời chẩn đoán bệnh qua các triệu chứng lâm sàng như:

  • Hồng ban di chuyển: Ban nổi trên da có màu hồng đỏ, phẳng hoặc hơi gồ, lan rộng cùng với mất màu ở trung tâm.

  • Đau đầu hoặc cổ cứng.

  • Đau khớp, viêm khớp và đau cơ; viêm khớp thường mạn tính và tái phát.

Sau đó, bác sĩ cho xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh Lyme hiệu quả

Bệnh Lyme là bệnh truyền nhiễm cần được phát hiện và điều trị dứt các triệu chứng để hạn chế sự phát triển thành bệnh mạn tính, tránh các tác động tiêu cực đến hoạt động thường ngày.

Đối với người lớn, bác sĩ sẽ chỉ định kê toa các loại thuốc kháng sinh, điều trị triệu chứng như: Amoxicillin 500 mg, Tetracyclin 250 mg, Doxycyclin 100 mg,… tùy vào thể trạng người mà có liều uống khác nhau.

Đối với trẻ em dưới 8 tuổi thường được chỉ định thuốc Amoxicillin hoặc Penicillin 250 mg.

Khi bệnh có biểu hiện xấu ở hệ thống thần kinh, tim, khớp thì sử dụng Ceftriaxone tĩnh mạch, Penicillin G tĩnh mạch.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Lyme

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Hạn chế tiếp xúc với người khác.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế khả năng mắc bệnh khi thực hiện các biện pháp phòng tránh nguy cơ gây bệnh như:

  • Mặc kín người, quần dài, áo dài tay, ủng hoặc sử dụng thuốc bôi chống côn trùng… để tránh côn trùng đốt.

  • Nếu bạn bị cắn, sử dụng liều doxycycline để ngăn ngừa sự phát triển của độc tố gây bệnh.

  • Sử dụng nhíp sạch để gỡ các vết cắt.

  • Đến cơ sở y tế để được tư vấn và có phương án điều trị sau khi bị côn trùng cắn.

  • Hạn chế qua lại những khu vực có nguy cơ mắc bệnh.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
    tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *