Tìm hiểu chung
Ung thư bàng quang là gì?
Tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong bàng quang gọi là ung thư bàng quang, các khối u này có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng tiến sâu vào các lớp cơ bàng quang và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư bàng quang
-
Những khối u nhỏ thường không biểu hiện dấu hiệu, triệu chứng gì, nếu có thì có thể là đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần ra rất ít nước, cảm giác đau rát khi tiểu và nước tiểu có lẫn máu.
-
Đối với khối u lớn thì sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn: sụt cân, đau dữ dội vùng bụng dưới.
-
Một số ít bệnh nhân có những dấu hiệu, triệu chứng khác nữa nhưng do ít phổ biến nên không được đề cập.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang
Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa xác định chính xác nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư bàng quang, tuy nhiên theo các kết quả nghiên cứu thì bệnh này xuất hiện có thể bởi nhiều tác nhân.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc ung thư bàng quang?
Các đối tượng dưới đây có tỉ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang cao:
-
Những người từ 50 tuổi trở lên, càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao.
-
Số người mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang càng cao nếu bệnh nhân là những người:
-
Người hút thuốc lá hoặc nghiện hút thuốc lá.
-
Người có người thân bị ung thư hoặc mắc các bệnh về bàng quang.
-
Người từ 40 tuổi trở lên.
-
Người từng điều trị ung thư.
-
Người thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất nhuộm, hóa chất trong nhà máy cao su, dệt may, sơn,…
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư bàng quang
Sau khi được khám lâm sàng, các bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm nước tiểu để biết trong nước tiểu có vi khuẩn, máu hay tế bào ung thư hay không.
Các bác sĩ còn cho bệnh nhân xét nghiệm máu hoặc tiến hành siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm chức năng gan thận, thậm chí chụp CT và nội soi. Nếu kết quả vẫn chưa rõ ràng thì sẽ tiếp tục sinh thiết tế bào mô bàng quang để tìm kết quả về tình trạng bệnh rõ ràng nhất.
Phương pháp điều trị ung thư bàng quang hiệu quả
Khi đã mắc bệnh ung thư bàng quang, bệnh nhân phải phẫu thuật để loại bỏ khối u ác tính ra ngoài cơ thể. Tùy vào từng loại ung thư và mức độ di căn của bệnh mà việc phẫu thuật sẽ được tiến hành bằng cách nào.
Nếu khối u tương đối nhỏ, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi. Nếu khối u quá lớn, bệnh nhân buộc phải cắt cả bàng quang, lúc này nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài thông qua một túi đặc biệt.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau, xạ trị hoặc thuốc hóa trị để hỗ trợ cho quá trình phục hồi bệnh của bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư bàng quang
-
Uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo chỉ định của các bác sĩ.
-
Thăm khám đúng lịch hẹn để theo dõi tình trạng bệnh, nếu có bất kỳ bất thường hay bệnh tái phát thì sẽ được điều trị kịp thời.
-
Tham khảo ý kiến các bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp tình trạng bệnh.
-
Tuyệt đối không được tự ý bỏ uống thuốc hay mua thuốc uống để giảm đau mà không có nằm trong chỉ định của bác sĩ.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải
tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.